Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt Soạn văn hay lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

Soạn văn hay lớp 10: Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Với bài Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, xin gửi đến các bạn bài soạn Những yêu cầu về việc sử dụng Tiếng Việt hay nhất và đầy đủ nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!

 Lý thuyết

Các bạn cùng tham khảo qua bảng dưới đây nhé!

những yêu cầu về sử dụng tiếng việt

Việc sử dụng Tiếng Việt sao cho chính xác, rõ nghĩa và biểu đạt được ý muốn của người viết thì cần phải tuân thủ bốn yêu tố: ngữ âm và chữ viết, ngữ pháp, từ ngữ, phong cách ngôn ngữ

- Ngữ âm và chữ viết: Phát âm theo đúng chuẩn quy tắc về ngữ âm trong Tiếng Việt

- Ngữ pháp: Khi viết một câu, cần phải tuân thủ đúng trật tự, cú pháp, dấu câu. Khi viết một đoạn văn hoặc một bài văn, cần liên kết mạch lạc các đoạn văn với nhau.

- Về từ ngữ: Sử dụng đúng chính tả, đúng ngữ nghĩa đặt trong từng hoàn cảnh

- Phong cách ngôn ngữ: Sử đụng đúng phong cách ngôn ngữ cho từng loại văn bản: phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật..... 

Khi sử dụng Tiếng Việt, người viết cần phải xem xét cả 4 yếu tố trên để đảm bảo giao tiếp được trôi chảy, văn phong lưu loát, cho thấy nét đẹp và sự trong sáng của tiếng Việt.

I. Sử dụng từ ngữ đúng với chuẩn mực của Tiếng Việt

1. Về ngữ âm và chữ viết

a) "Không giặc quần áo ở đây"

Sai chữ "giặc", không phải âm ăc mà là âm ăt, sửa thành "giặt".

Sai chữ "dáo", sửa thành "ráo", sai về chính tả khi sử dụng từ "khô dáo"

"Tôi không có tiền lẽ, anh làm ơn đỗi cho tôi"

Sai từ :"lẽ", "đỗi", sửa thành "lẻ" và "đổi"

b) Phân tích sự khác biệt của những từ phát âm theo giọng địa phương so với những từ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.

- "Dưng mờ" : nhưng mà

- "Bẩu" : bảo

- "mờ" : mà

2. Về từ ngữ

a) "Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang đến phút chót lọt"

Chót lọt chỉ sự may mắn phút chót khi vượt qua điều gì đó. Câu này sửa lại bằng cách bỏ từ "lọt"

- "Những học sinh trong trường sẽ hiểu sai vấn đề mà thầy giáo truyền tụng"

Từ "truyền tụng" sử dụng sai hoàn cảnh, việc học sinh tiếp thu kiến thức nên được sửa thành truyền đạt

- "Số người mắc và chết các bệnh truyền nhiễm đã giảm dần."

Kết hợp từ chưa đúng, số người mắc bệnh truyền nghiễm, không phải chết các bệnh truyền nhiễm

- "Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được khoa dược tích cực pha chế, điều trị bằng"

Lại sai về kết hợp từ ngữ, không thể nói bệnh nhân được pha chế bởi bệnh nhân không phải đồ vật mà là con người, sửa là "bệnh nhân được điều trị"

b) Những câu đúng là: 2, 3, 4

3. Dùng ngữ pháp

a) Lỗi sai mà người viết mắc phải:

Từ "Qua" thừa trong câu này. Nếu dùng từ "Qua" thì sẽ viết thêm một cụm trạng ngữ cho câu hoặc bỏ từ này đi để câu chỉ có chủ - vị

- "Lòng tin tưởng sâu sắc ...."

Câu này mắc lỗi không có vị ngữ, có thể chữa "và xung kích sẽ tiếp bước mình" thành "là thế hệ ấy sẽ tiếp bước mình"

b) Câu (2), (3), (4) là những câu đúng

4. Về phong cách ngôn ngữ

a) Văn bản tường thuật vụ tai nạn giao thông. Trong văn bản hành chính, phải nói rõ thời gian cụ thể, không thể dùng từ "hoàng hôn"

- Bài văn nghị luận về Truyện Kiều không được sử dụng từ "hết sức", bởi từ này là dùng trong phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

b) Tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao đã sử dụng những ngôn ngữ:

- Sử dụng nhiều từ ngữ thuộc phong cách sinh hoạt trong lời nói, câu thoại của Chí Phèo

- Chí xưng hô với mọi người: "tao", "bẩm"....

- Sử dụng nhiều thành ngữ

- Ngoài ra còn có các khẩu ngữ: "chả làm gì..", "quả"

  Những câu nói của Chí Phèo không thể sử dụng trong văn bản đề nghị vì văn bản đề nghị sử dụng những từ ngữ chuẩn mực, trang trọng, còn lời nói của Chí Phèo là lời nói hằng ngày

II. Hiệu quả khi sử dụng từ ngữ đúng chuẩn mực

1. "Chết đứng" và "sống quỳ" là cách nói theo nghĩa chuyển. Thể hiện hai ý nghĩa:

Thứ nhất "chết đứng" cho thấy một trạng thái oai phong, hiên ngang

Thứ hai, "chết quỳ" là sự hẹn nhát

- Cách sử dụng từ ngữ rất hay và có tính trừu tượng, hiệu quả cao

2. Câu văn sử dụng những từ ngữ phóng đại cho chiếc điều hòa và cái cây xanh, thể hiện sắc thái tươi vui khi nói về những vật có ích cho cuộc sống

3. Đoạn văn có nhịp điệu, âm vang khỏe khoắn kết hợp với phép điệp từ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc

Thông qua bài soạn Những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt, .com hy vọng các bạn sẽ hiểu và nắm vững được bài học này. Chúc các bạn học tập tốt!

Copyright © 2021 HOCTAP247