Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Hồi trống Cổ Thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung) Lý thuyết đầy đủ nhất về Hồi trống cổ Thành (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

Lý thuyết đầy đủ nhất về Hồi trống cổ Thành (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.            Cuộc đời và sự nghiệp
La Quán Trung tên thật La Bản (1330? - 1400?) tự Quán Trung, biệt hiệu Ho Hài Tân Nhân, sinh trưởng ở Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tày. Có thuyết cho ông là người ớ Tiền Đường hoặc ở Đông Xuyên, Trung Quốc.
-              Sự nghiệp sáng tác của õng không thật đồ sộ. Ngoài Tam quốc diễn nghĩa (gọi tắt là Tam quốc), ông còn sáng tác Tân Đường ngũ đại sử diễn nghĩa, Bình yêu truyện, Tuỳ Đường lưỡng triều chí truyện...
-              La Quán Trung là người đi nhiều, chứng kiến và am hiểu sâu sắc xã hội rối ren thời bây giờ. Bên cạnh đó, ông còn là người nuôi “chí đồ vương”, ôm mộng chinh trị lớn lao nhưng không thành công.
-              La Quán Trung là người kín đáo, tính cách “cô độc” nhưng lại có hùng tâm. Mộng lớn không thành, ông gửi gắm hoài bão vào các hình tượng nhân vật, truyền cho họ sức sống mãnh liệt lạ thường, trở thành những điển hình bất hủ của văn học.
-              Tương truyền, về cuối đời, La Quán Trung mai danh ẩn tích, ít giao tiếp, từ 1364 thì không còn ai biết rõ tung tích của ông nữa.
2.            Tóm tắt cốt truyện “Tam quốc diễn nghĩa”
-              Tác phẩm bao gồm 120 hồi kể về sự suy vong của nhà Hán, quá trình hình thành và phát triển rồi bị diệt vong của ba nhà Ngụy, Thục, Ngô trong suốt khoảng thời gian chín mươi bảy năm, từ năm 183 đến năm 280, khi Tư Mã Viêm thống nhất Trung Quốc lập nên nhà Tấn.
-              Dưới thòi Linh Đế nhà Hán, vương triều suy yếu. Hoạn quan, ngoại thích lộng hành, kết bè, kết đảng lấn át quyền hành vua. Khởi nghĩa nông dân “Khăn vàng” nổ ra.
-              Triều đình vừa mới dẹp yên loạn lạc thì trong triều hoạn quan lại lộng hành hơn bao giờ hết. Đổng Trác được mời vào kinh để tiêu diệt chúng. Nhưng rồi Đổng Trác Lại trở mặt, ngang ngược phế vua củ lập vua mới.
-                  Mười bảy lộ chư hầu, dưới sự chỉ huy của Viên Thiệu khởi binh đánh Đổng Trác nhưng không thành công.
-                  Vương Doãn dùng Điêu Thuyền làm mĩ nhân kế li gián khiến Lã Bố giết Đổng Trác. Chư hầu các chôn nổi lên, Tào Tháo được mòi vào kinh hộ giá. Dựa vào thế vua, Tào Tháo dần dần thôn tính đất đai của các chư hầu. Lã Bố, Viên Thuật, Viên Thiệu, Lim Biểu,... lần lượt bị Tào Tháo đánh bại.
-              Năm 208, sau khi bình định xong phương Bắc, làm chủ Trung nguyên, Tào Tháo đưa quân xuống phía Nam, dự định tiêu diệt Lưu BỊ, Tôn Quyền để thống nhất Trung Quốc. Trước nguy cơ đó, hai nhà Tôn, Lưu liên minh đánh Tào. Tào Tháo đại bại ở hầm binh Xích Bích. Lưu Bị nhân cơ hội chiếm Kinh Châu rồi sau đó mở rộng lãnh thổ ra vùng Tây Xuyên, Hán Trung rồi láp nên nhà Thục, tạo thành thế chân vạc với Ngụy (Tào Tháo) và Ngô (Tôn Quyền).
-              Nhiều lần Tào Tháo khởi binh rửa hận đánh Thục, Ngô nhưng thất bại. Liên minh Ngô - Thục chấm dứt khi Tôn Quyền lén chiếm Kinh Châu, giết Quan Vũ. Lưu Bị khởi binh đánh Ngô trả thù. Lục Tốn, tướng Ngô dùng kế hỏa công đánh bại Lưu Bị ở trận Hào Đình.
-              Lưu Bị vì đau buồn mà qua đời. Lưu Thiện lên kế vị. Khổng Minh phò tá, bảy lần bắt Mạnh Hoạch và sáu lần ra Kì Sơn đánh Ngụy, lúc này Tào Tháo đã chết, con là Tào Phi lên kế nghiệp phế vua Hán, lên ngôi Hoàng Đế. ít hu sau, Tào Phi chết, quyền bính dần rơi vào tay Tư Mã Ý.
-              Nhờ Tư Mã Ý, Ngụy mới bảo vệ được lãnh thổ trước những cuộc tấn công của Khổng Minh. Ước nguyện đánh chiếm Trung Nguyên của Khổng Minh không thành. Khổng Minh mất, Khương Duy tiếp tục đánh Ngụy nhưng nội bộ Thục đã phân hóa. Nước Thục mất, rơi vào tay con của Tư Mã  là Tư Mã Chiêu.
-              Sau khi Tôn Quyền chết, nước Ngô bị Tư Mã Viêm, con Tư Mã Chiêu tiêu diệt. Trung Quốc được thống nhất.
3.            Xuất xứ của đoạn trích
-              Đoạn trích thuộc hồi 28.
-              Trước đó là đoạn kể chuyện ba anh em Lưu Bị thua trận dưới tay Tào Tháo, mỗi người phải trốn một nơi. Quan Công vì bảo vệ gia quyến Lưu 3Ị nên tạm hàng Tào để chờ ngày đoàn tụ.
-              Nghe tin Lưu BỊ đang ở bên Viên Thiệu, Quân Công lập tức đưa chị lên đường. Bị ngăn cản, Quan Công phải giết sáu tướng Tào để vượt qua ải.
-              Đến Cổ thành, Quan Công gặp Trương Phi.
4.            Các nhân vật trong đoạn trích
-              Có 8 nhân vật.
-              Họ là: Trương Phi, Quan Công, Châu Sương, Tôn Càn, Cam phu nhân, Mi phu nhân, Sái Dương, tên lính.
5.            Kịch tính của cuộc gặp mặt giữa Trương Phi và Quan Công được miêu tả qua các cánh:
a)            Cánh 1: Trước khi hai người gặp nhau:
-              Quan Công tìm ra Trương Phi trước, sai Tôn Càn vào thành thông báo.
-              Nghe tin, Trương Phi chẳng nói gì mà chi trang bị vũ khí di tắt ra cổng thành.
b)            Cảnh 2: Khi hai người gặp nhau:
-              Quan Công vui mừng tiến đến đón.
-              Trương Phi trợn mắt, vểnh râu hùm, hét như sấm mà đâm Quan Công.
-              Quan Công nhắc lại tình nghĩa vườn đào.
-              Trương Phi kết tội Quan Công bội nghĩa.
c) Cảnh 3: Mọi người minh oan cho Quan Còng:
-              Cam phu nhân: chú không được hiểu lầm như thế.
-              Mi phu nhân: việc đầu hàng của Quan Công là bất đắc dĩ.
-              Tôn Càn: khẳng định Quan Công đến đày là để tìm Trương Phi.
-              Trương Phi không nghe mọi người: “Nó lại đây tất là để bắt ta đó”.
d)            Cảnh 4: - Quản Tào xuất hiện, Trương Phi tiếp tục đâm Quan Công rồi đánh trống để thử thách Quan Công.
- Quan Công chém chết Sái Đương, tỏ rõ lòng ngay thẳng.
e)            Cảnh 5: - Trương Phi hiểu rõ sự tình, anh em đoàn tụ.
6.            Đinh điểm của các màn kịch:
-              Ở hồi trống do Trương Phi đánh.
-              Vi mâu thuẫn đã lên đỉnh điểm, Quan Công chứng minh mình thành thật, Trương Phi bảo lừa dối, mọi người đứng về phía Quan Cóng, người đọc cứ ngỡ Trương Phi sẽ phải chịu nghe theo, như tình huống gay cấn nhất xuất hiện: quân Tào kéo đến. Nếu Quan Công không giết được Sái Dương sau ba hỏi trông thì Quan Còng đích thực là kẻ dối trá.
7.            Nhân vật chính
-              Trương Phi là nhân vật chính. Sự xuất hiện của Quan Công chỉ có ý nghĩa làm nền cho Trương Phi.
-              Vì nhân vật này xuất hiện trong tất cả các đối thoại của văn bản.
-              Trương Phi là người đánh trống thử thách Quan Công.
8.            Đặc điểm tính cách Trương Phi
-              Là người nóng nảy nổi tiếng đến mức trở thành thành ngữ “Nóng như Trương Phi": Nghe Tòn Càn vào báo tin bèn kéo ngay quân ra cổng thành, không hỏi han gì mà lập tức "đâm ngay Quan Công”.
-              Là người thẳng thắn không hề khoan nhượng trước cái xấu: Trương Phi không hiểu rõ tình cảnh Quan Công nên kết tội anh mình. Với Trương Phi việc hàng Tào cứa Quan Công là biểu hiện của sự phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu BỊ, Quan Công, Trương Phi.
-              Là người sống đầy tình nghĩa: Sau khi biết mình hiểu lầm anh, Trương Phi òa khóc và lạy tạ xin lỗi.
-              Những chi tiết trong đoạn trích thể hiện nét tâm lí "nóng như Trương phi”:
-              Ngoại diện: “Mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như Sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công”, “Thẳng cánh đánh trống”.
-              Ngôn ngữ: "Chẳng nói chẳng ràng”, “Hầm hầm quát”, "nổi giận nói", gọi Quan Công là “mày”.

Xem thêm >>> Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn (Trích Đại Việt sử kí toàn thư) của Ngô Sĩ Liên

Trên đây là bài viết tổng hợp đầy đủ lý thuyết về đoạn trích "Hồi trống cổ Thành" (Trích hồi 28 - Tam quốc diễn nghĩa), mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247