Dạng 1 : Thuyết minh về một tác phẩm văn học :
Đề bài : Thuyết minh về tác phẩm Chuyện chức phán sự đền Tản Viên.
Mở bài : Giới thiệu khái quát về tác phẩm (tác giả, thời gian, ý nghĩa chính)
Thân bài :
- Đôi nét về tác giả.
- Giới thiệu về Truyền kì mạn lục : ghi chép những chuyện lạ trong dân gian vào các thời Lí, Trần, Hồ, Lê sơ.
- Tóm tắt ngắn gọn truyện.
- Nội dung :
+ Vạch trần bộ mặt gian tà của không ít kẻ đương quyền hay dối lừa, tố cáo hiện thực. Tử Văn buột miệng “Sao mà nhiều thần quá vậy ?” cũng cho thấy một xã hội phong kiến quá nhiều kẻ hữu danh vô thực, lợi dụng địa vị làm điều bất chính.
+ Đề cao tinh thần khảng khái, cương trực, dám đấu tranh chống lại cái ác của Ngô Tử Văn.
+ Thể hiện niềm tin công lí của nhân dân.
- Nghệ thuật :
+ Yếu tố kì ảo.
+ Nghệ thuật kể chuyện lôi cuốn, nhân vật sắc nét, tình tiết và diễn biến truyện giàu kịch tính.
Kết bài : Nhận xét, đánh giá về giá trị, vị trí tác phẩm.
Dạng 2 : Thuyết minh về một tác giả văn học :
Đề bài : Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi.
Mở bài: Giới thiệu khái quát về vị trí Nguyễn Trãi trong nền văn học.
Thân bài :
- Cuộc đời :
+ Nguyễn Trãi (1380 – 1442), hiệu là Ức Trai, nhà chính trị và nhà thơ dưới thời nhà Hồ và Lê sơ. Sống trong ba thời đại đầy biến động của lịch sử Trần – Hồ - Lê.
+ Gia đình, quê quán.
+ Từng làm quan thời nhà Hồ, mười năm phiêu bạt. Ông cũng từng làm quân sư cho Lê Lợi trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Chịu nỗi oan Lệ Chi Viên trong lịch sử, bị tru di tam tộc.
- Sự nghiệp văn học : Văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, …), lịch sử (Lam Sơn thực lục), địa lí (Dư địa chí), thơ phú (Ức trai thi tập, Quốc âm thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục)…
- Điểm nổi bật về nội dung sáng tác : Sáng tác mang khuynh hướng Nho gia, tư tưởng nhân nghĩa, lòng trung với nước, đôi khi là lối sống ẩn dật, xa lánh đời.
Kết bài : Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, nhà văn, nhà thơ kiệt xuất. Ông đã đem đến cho nền văn học nước nhà những đóng góp to lớn về văn học cũng như tư tưởng.
Dạng 3 : Thuyết minh về một thể loại văn học.
Dạng 4 : Kết hợp thuyết minh về một tác giả và tác phẩm :
Đề bài 1 : Thuyết minh về Trương Hán Siêu và Phú sông Bạch Đằng.
Mở bài : Giới thiệu tác giả và tác phẩm.
Thân bài :
- Vài nét về Trương Hán Siêu.
- Thuyết minh về Phú sông Bạch Đằng:
+ Hoàn cảnh sáng tác : khoảng năm mươi năm sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông, khi nhà Trần có dấu hiệu suy thoái.
+ Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công hiển hách trong sự nghiệp đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta.
+ Thể loại : lối phú cổ thể.
+ Cảm hứng : Niềm tự hào, vừa đọng nỗi đau, vừa thể hiện triết lí về sự thay đổi, biến thiên xoay vần của tạo hóa.
+ Nội dung: Cuộc gặp gỡ giữa hai nhân vật khách và các bô lão trên sông Bạch Đằng. khách và các bô lão bình luận về chiến thắng, công đức của các vua Trần.
-> Phú sông Bạch Đằng bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa của đất nước ta.
+ Nghệ thuật : Đỉnh cao nghệ thuật của thể phú với cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng triết lí sâu xa.
Kết bài : Tổng kết về tác giả và tác phẩm.
Đề bài 2 : Thuyết minh về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
Mở bài :
- Giới thiệu tác gia Nguyễn Du : đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới.
- Giới thiệu về Truyện Kiều : tác phẩm kinh điển của văn học Việt Nam và được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới.
Thân bài :
a. Về tác giả Nguyễn Du :
- Cuộc đời : Nguyễn Du (1765 – 1820), tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên. Quê cha Hà TĨnh, quê mẹ Bắc Ninh, nhưng ông lại được sinh ra ở Thăng Long -> Nguyễn Du dễ dàng tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn hóa.
+ Gia đình : đại quý tộc, nhiều đời làm quan to, có truyền thống thơ văn.
+ Thời đại : sống trong thời kì lịch sử đầy biến động của xã hội phong kiến. Từng làm quan dưới hai triều Lê và Nguyễn.
+ Cuộc đời đầy bi kịch : sớm mồ côi cha mẹ, phải ở với anh trai Nguyễn Khản. Ông từng lưu lạc "mười năm gió bụi" ở quê vợ Thái Bình. Nhưng chính những cơ cực, vất vả đó đã hun đúc cho ông vốn sống, vốn hiểu biết quý giá về văn học dân gian.
- Sự nghiệp văn học đồ sộ, đa dạng về thể loại:
+ Các tác phẩm : thơ chữ Hán (3 tập : Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục). Thơ chữ Nôm : Truyện Kiều và Văn tế thập loại chúng sinh.
+ Nội dung thơ văn :
•Giá trị hiện thực, phản ánh chân thực cuộc đời cơ cực của ông nói riêng, và xã hội đen tối, bất công nói chung.
•Tinh thần nhân đạo sâu sắc : hướng tới đồng cảm, bênh vực, ngợi ca và đòi quyền sống cho con người, đặc biệt là người phụ nữ tài hoa mà bạc mệnh.
+ Nghệ thuật:
•Về thể loại : đưa hai thể thơ truyền thống đạt đến trình độ điêu luyện và mẫu mực cổ điển. Tiểu thuyết hóa thể loại truyện Nôm, với điểm nhìn trần thuật từ bên trong nhân vật, và nghệ thuật miêu tả tâm lí tinh tế, sâu sắc.
•Về ngôn ngữ : làm cho ngôn ngữ Tiếng Việt trở nên trong sáng, tinh tế và giàu có.
-> Kết luận : Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn, thúc đẩy tiến trình phát triển của văn học Việt Nam.
b. Về tác phẩm Truyện Kiều :
- Tên gọi : Đoạn trường tân thanh (Tiếng kêu mới đứt ruột).
- Dung lượng: 3254 câu thơ lục bát.
- Nguồn gốc : Truyện Kiều sáng tác dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện - tiểu thuyết chương hồi của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc).
- Thể loại : truyện Nôm bác học.
- Tóm tắt ngắn gọn về tác phẩm.
- Giá trị tư tưởng :
+ Khát vọng về tình yêu tự do và mơ ước công lí.
+ Thương cảm thân phận con người, đặc biệt là nữ tài trong xã hội phong kiến.
+ Phê phán mạnh mẽ sự "lên ngôi" của thế lực đồng tiền.
- Giá trị nghệ thuật:
+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật tự sự mới mẻ.
+ Thể loại lục bát chữ Nôm đặc sắc.
+ Ngôn ngữ trong sáng, điêu luyện, giàu sức gợi cảm, ẩn dụ, điển cố, ...
Kết bài : Khẳng định tấm lòng nhân đạo, tài năng của Nguyễn Du và sức sống bất diệt của Truyện Kiều.
Các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 hay và ngắn nhất khác:
Copyright © 2021 HOCTAP247