Ở bài viết này gửi đến bạn dàn ý chi tiết phân tích nỗi thương mình ngữ văn 10, mong rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình vận dụng viết bài.
1. Mở bài
- Tác giả, tác phẩm
- Đoạn trích
2. Thân bài
a) Kiều ở lầu xanh (4 câu đầu)
- Bút pháp nghệ thuật:
+) Ước lệ tượng trưng: ong bướm, cuộc vui, trận cười => sự xô bồ, tấp nập ở chốn lầu xanh
+) Điển cố điển tích: lá gió, cành chim, Tống Ngọc, Trường Khanh
+) Tiểu đối: bướm lả - ong lời, sớm - tối,... => sự bẽ bàng, xấu hổ của Thúy Kiều
- Từ ngữ: biết bao, đầy tháng, suốt đêm => chỉ mức độ
=> Ở lầu xanh, Kiều phải tiếp khách làng chơi suốt ngày đêm, Kiều bị chà đẹp, vùi dập về cả thể xác lẫn nhân phẩm.
b) Niềm thương xót cho Kiều
- Không gian: lầu xanh
- Thời gian: ban đêm, tàn cảnh
=> Thời gian và không gian thích hợp để Kiều soi thấu chính tâm trnagj của mình
- Tâm trạng:
+) Giật mình, bàng hoàng, không tin vào tình cảnh hiện tại của bản thân
+) Thương mình
=> Nhân cách cao đẹp của Thúy Kiều thể hiện ở cái giật mình
- Nghệ thuật:
+) Đối lập: khi sao - giờ sao => nhấn mạnh sực khác biệt giữa quá khứ êm đêm với hiện tại đau đớn, phũ phàng
+) Ngữ điệu hỏi: mặt sao, thân sao
+) Thành ngữ chéo: dày gió dạn sương (dày dạn gió sương), bướm chán ong chường (ong bướm chán chường) => ngỡ ngàng, bàng hoàng
+) Đối lập: khách làng chơi >
=> Kiều xót xa cho chính thân phận của mình, tiếng nói đòi quyền được sống, được hạnh phúc của Kiều.
c) Tâm trạng của Kiều
- Cuộc sống ở thanh lâu: có phong, hóa, tuyết, nguyệt, thú vui cầm kì, thi, họa đủ cả nhưng với Kiều đều là sự giả tạo, ở đây Kiều không tìm được sự tri âm, tri kỉ, bởi vậy nàng thờ ơ với tất cả mọi thứ xung quanh.
- Nghệ thuật:
+) Biện pháp tả cảnh ngụ tình: khắc họa tâm trạng Kiều ở thanh lâu tự thương lấy mình, tự đau xót cho thân phận của mình
+) Điệp từ kết hợp với câu hỏi tu từ => tiếng keu của con người tài hoa nhưng bạc mệnh
=> Ở lầu xanh mọi thứ đều phù phiếm, ở đây đồng tiền là bá chủ. Kiều cố tách mình khỏi chốn này, tìm kiếm tâm hồn tri âm, khát vọng sống trong sạch của nàng Kiều
=> Giá trị nân văn, cảm thông sâu sắc với với số phận Kiều được Nguyễn Du đề cao, đồng thời ông lên án xã hôi phong kiến thời bấy giờ đối xử tệ bạc với con người lương thiện.
3. Kết bài
- Tác giả, tác phẩm
- Đoạn trích
- Cảm nhận bản thân
Xem thêm >>> Bài tham khảo phân tích nỗi thương mình hay nhất
Trên đây là dàn ý phân tích đoạn trích nỗi thương mình mà muốn gửi đến bạn học, nếu thấy hữu ích đừng quên like và share nhé! Chúc các bạn học tập tốt
Copyright © 2021 HOCTAP247