Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Lập luận trong văn nghị luận Hướng dẫn cách lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

Hướng dẫn cách lập luận trong văn nghị luận chính xác nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.            Lập luận
-              Lập luận là dựa vào sự thật đáng tin cậy vào các lí lẽ xác đáng để nêu lên ý kiến của mình về một vấn đề nhất định.
-              Khi lập luận, người ta, một mặt, nêu rõ luận điểm để mọi người biết mình muốn nói gì, tán thành điều gì, phản đối điều gì; mặt khác nêu ra các lí lẽ, dẫn chứng và tổ chức các lí lẽ, dẫn chứng ấy một cách hợp lí nhằm thuyết phục người đọc tin vào nhận định và tán thưởng thái độ của mình.
2.            Các yếu tố của lập luận
-              Các yếu tố của lập luận là hệ thống những luận điểm, luận cứ, luận chứng.
-              Trong một bài văn, hệ thống luận điểm đóng vai trò sườn cốt, hệ thống luận cứ, luận chứng xoay chung quanh để xác định, minh chứng tính xác thực, tính chân thực, tính thực tiễn của luận điểm.
3.            Luận điểm
-              Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết xác định về vấn đề được đặt ra.
-              Một bài vân có thể có những luận điểm lớn và nhiều luận điểm nhỏ. Các luận điểm nhỏ liên kết với nhau, soi sáng cho nhau để thuyết minh cho luận điểm lớn trong bài.
4.            Luận cứ
-              Luận cứ là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
-              Có hai loại luận cứ: thực tế (của đời sống và văn học được làm dẫn chứng) và lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận).
-              Luận cứ của lập luận phải chân thực, xác đáng và toàn diện. Muốn vậy, khi sử dụng luận cứ phải xem xét, cân nhắc, thẩm tra, nhất là những luận cứ then chốt.
5.            Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ
-              Mối quan hệ giữa luận điểm và luận cứ là rất khăng khít, chặt chẽ:
+ Luận điểm đứng được là dựa vào luận cứ, còn luận cứ nêu ra là để phục vụ cho luận điểm.
+ Trong nội bộ các luận cứ, lí lẽ và dẫn chứng cũng soi sáng cho nhau, lí lẽ tạo cho dẫn chứng khả năng thuyết minh cho luận điểm.
+ Còn dẫn chứng thực tế lại làm cho lí lẽ có nội dung, có sức nặng.
6.             Luận chứng
Có luận điểm, có luận cứ nói, còn phải biết làm sao cho luận cứ nói lên luận điểm, làm sao cho lí lẽ và dẫn chứng thực tế phối hợp với nhau dế thuyết minh luận điểm một cách mạnh mẽ, nổi bật, thuyết phục. Muốn vậy thì phải biết cách luận chứng.
-              Luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lí lẽ và dẫn chứng để thuyết minh cho luận điểm. Thực chất của luận chứng là cách dựa luận cứ vào quỹ đạo lôgic để tạo nên sức thuyết phục của luận điểm.

B. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.            Đọc đoạn lập luận (Nguyễn Trãi, Lại dụ Vương Thông), trang 109, SGK Ngữ văn 10, tập 2 và cho biết:
a)            Kết luận của lập luận là gì?
-              Kết luận của lập luận: Này các ông (bọn Vương Thông) không hiểu thời thế, lại dối trá, tức là kẻ thất phu hèn kém, thì làm sao cùng nói việc bình được
b)            Để dẫn đến kết luận đó, tác giả đã đưa ra những lí lẽ hoặc dản chứng (luận cứ) nào?
-              Các luận cứ đều là lí lẽ. Xuất phát từ chân lí tổng quát: Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết xét thời thế, từ đó lập luận đưa ra hai hệ quả:
+ Được thời có thế thì biến mất thành còn, hoá nhỏ thành lớn.
+ Mất thời không thế thì mạnh quay thành yếu, yên chuyển làm nguy.
-              Đó chính là những cơ sở để khẳng định bọn Vương Thông không hiểu thời thế, lại dối trá, nên chúng chí là những kẻ thất phu và chắc chắn chúng sẽ thất bại.
2.            Bài văn nghị luận Chữ Ta trang 110, SGK Ngữ văn 10, tập 2, có bao nhiêu luận điểm? Tim các luận điểm đó?
-              Bài văn Chữ Ta của Hữu Thọ có 2 luận điểm cơ bản:
+ Tiếng nước ngoài (tiếng Anh) đang lấn lướt tiếng Việt trong các bảng hiệu, quảng cáo ở nước ta.
+ Một số trường hợp tiếng nước ngoài đưa vào báo chí một cách không cần thiết, gây thiệt thòi cho người đọc.
3.            Đề bài tham khảo: Một nhà triết học nói: "Mỗi con vật khỉ sinh ra đều là tất cả những gì mà nó có. Chi có con người là ngay từ thuở lọt lòng thì chẳng là gì cả. Nó phải làm như thế nào thì nó sẽ trở thành như thê ấy, và nó phải tự làm bằng tự do của chính nó. Tôi chỉ có thể trở thành kẻ do chính tôi làm ra”. Anh (chị) hãy bình luận câu nói đó.
-              Đây là một đề bài mà luận điểm không lộ rõ ngay trong đề, đòi hỏi người viết cần xác định luận điểm.
-              Luận điểm lớn của câu nói trên là: Phẩm chất, nhân cách của con người do chính con người tạo nên.
-              Để làm sáng tỏ luận điểm trên, ta cần đi vào làm sáng tỏ các luận điểm phụ:
+ Đặc điểm của con vật.
+ Đặc điểm của con người và nhiệm vụ trở thành người đặt ra cho mỗi người.
+ Vai trò của gia đình và xã hội là rất quan trọng nhưng không quyết định tất cả?
+ Vai trò, ý thức cá nhân có tác dụng tiên quyết?
+ Liên hệ bản thân để chiêm nghiệm câu nói trên.
Luyện tập
Bài 1: Anh (chị) hãy tìm và phân tích các luận điểm, luận cứ và phương pháp lập luận trong đoạn trích ờ bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ thứ X đến hết tỉ ế ki XIX trang 109, SGK Ngữ văn 10, tập 1
-              Luận điểm của lập luận: chủ nghĩa nhân đạo trong văn học Trung đại rất phong phú, đa dạng.
-              Các luận cứ của lập luận:
+ Các luận cứ lí lẽ: Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người, khẳng định, đề cao con người.
+ Các luận cứ thực tế khách quan: Liệt kê những tác phẩm cụ thể giàu tính nhân đạo trong văn học Trung đại.
-              Phương pháp lập luận: Lập luận theo phương pháp quy nạp.
Bài 2:
a)            Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích?
Những luận cứ gợi ý:
-              Đọc sách nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên và xã hội.
-              Đọc sách giúp ta khám phá ra bản thân mình.
-              Đọc sách giúp cho ta tự làm giàu vốn từ ngữ, giúp ta nói và viết tốt hơn.
-              Đọc sách góp phần chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo
b)            Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề?
Những luận cứ gợi ý:
-              Không khí đang bị ô nhiễm nặng nề.
-              Đất đai bị xói mòn.
-              Nước bị nhiễm bẩn, không thể sử dụng trong sinh hoạt, sản xuất.
-              Môi sinh đang bị tàn phá, đang bị huỷ diệt.
c)            Hãy tìm luận cứ làm sáng tỏ luận điểm: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Những luận cứ gợi ý:
-              Văn học dân gian la những sáng tác của người bình dân, ra đời sớm, lúc đầu tồn tại qua con đường truyền miệng.
-              Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
-              Ngôn ngữ văn học dân gian đã được tinh luyện qua thời gian dài tồn tại và phát triển.

Xem thêm >>> Hướng dẫn lập dàn ý bài văn nghị luận

Chúc bạn học tập tốt <3

Copyright © 2021 HOCTAP247