Câu 1 (trang 138 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Hoạt động giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, kinh nghiệm, tình cảm... giữa người nói với người nghe.
- Các nhân tố giao tiếp:
+ Nhân vật giao tiếp: là những người tham gia giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp: tin tức, thông điệp, tình cảm...
+ Hình thức giao tiếp: ngôn ngữ nói/ viết
+ Mục đích giao tiếp: chủ đích hành vi giao tiếp hướng tới
+ Hoàn cảnh giao tiếp: thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức
- Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây
+ Qúa trình tạo lập văn bản (nói, viết)
+ Qúa trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc)
Câu 2 (trang 138 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Hoàn cảnh và điều kiện sử dụng | Các yếu tố phụ trợ | Đặc điểm chủ yếu về từ và câu | |
Ngôn ngữ nói | Người nói và viết trực tiếp giao tiếp trong hoàn cảnh nhất định | Cử chỉ, điệu bộ, hành vi, nét mặt… | Từ ngữ thông dụng, dễ nói, dễ diễn đạt |
Ngôn ngữ viết | Hoàn cảnh giao tiếp gián tiếp. Không hạn chế về không gian, thời gian | Không có yếu tố phụ trợ kèm theo, chỉ có dấu câu | Sử dụng từ ngữ chọn lọc, có tính thẩm mĩ, khoa học… |
Câu 3 (trang 138 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Những đặc điểm cơ bản của văn bản:
- Văn bản bao giờ cũng tập trung nhất quán vào một chủ đề, triển khai chủ đề một cách trọn vẹn
- Các câu trong văn bản có sự liên kết chặt chẽ với nhau bằng các liên từ, sự mạch lạc rõ ràng trong nội dung
- Mỗi văn bản phục vụ một mục đích giao tiếp nhất định
- Văn bản có những dấu hiệu riêng thể hiện tính hoàn chỉnh về mặt nội dung và hình thức: mở đầu bằng một tiêu đề, có dấu hiệu kết thúc phù hợp với từng loại văn bản.
Câu 4 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt | Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật |
- Tính cụ thể - Tính hàm xúc - Tính cá thể | - Tính hình tượng - Tính truyền cảm - Tính hình tượng |
Câu 5 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 2):
- Nguồn gốc tiếng Việt: gắn bó với quá trình hình thành, phát triển của dân tộc Việt Nam, thuộc họ ngôn ngữ Nam Á
- Quan hệ họ hàng của Tiếng Việt có quan hệ với tiếng Mường. Hai nhóm ngôn ngữ đều được hình thành từ tiếng Việt Mường chung (tiếng Việt cổ) – nhóm ngôn ngữ xuất phát từ dòng ngôn ngữ Môn- Khmer thuộc họ ngôn ngữ Nấm
- Lịch sử phát triển của Tiếng Việt: có 4 giai đoạn chính:
+ Thời Bắc thuộc, chống Bắc thuộc: tiếng Việt tiếp xúc lâu dài với tiếng Hán. Mượn tiếng Hán và Việt hóa, từ đó là tiếng Việt trở nên phong phú và phát triển
+ Thời kì độc lập tự chủ: bị tiếng Hán chèn ép nhưng vẫn phát triển nhờ tiếp tục vay mượn tiếng Hán theo hướng Việt hóa, làm cho tiếng Việt phong phú, tinh tế, uyển chuyển
+ Thời Pháp thuộc: tiếng Việt bị chèn ép bởi tiếng Pháp. Những tiếng Việt vẫn có hướng phát triển, văn xuôi tiếng Việt hình thành, phát triển cùng với sự ra đời của hệ thống chữ quốc ngữ
+ Sau cách mạng tháng 8- nay: tiếng Việt phát triển mạnh mẽ hơn. Những từ thuộc ngôn ngữ khoa học được chuẩn hóa tiếng Việt, sử dụng rộng rãi.
b, Một số tác phẩm viết bằng
+ Chữ Hán: Nhật kí trong tù, Nam quốc sơn hà, Thiên trường vãn vọng, Phò giá về kinh
+ Chữ Nôm: Truyện Kiều, Bánh trôi nước, Chinh phụ ngâm, Lục Vân Tiên
+ Chữ quốc ngữ: Viếng lăng Bác, Đoàn thuyền đánh cá, Lặng lẽ Sa Pa, Làng, Hai đứa trẻ…
Câu 6 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Về ngữ âm và chữ viết | Về từ ngữ | Về ngữ pháp | Về phong cách ngôn ngữ |
Về phong cách ngôn ngữ - Cần phát âm đúng - Viết đúng chính tả | - Dùng từ đúng nghĩa - Dùng từ địa phương phải chọn lọc - Vay từ nước ngoài | - Nói, viết đúng câu - Dùng câu nói đúng ngữ cảnh | - Nói và viết đúng phong cách ngôn ngữ |
Câu 7 (trang 139 sgk ngữ văn 10 tập 2):
- Các câu đúng: b, d, g, h
- Câu sai: a, c, e. Lỗi các câu này không phân định được
Copyright © 2021 HOCTAP247