Câu 1: Văn học Việt Nam gồm hai bộ phận lớn: văn học dân gian và văn học học. Hai bộ phận văn học này đều mang những đặc điểm truyền thống của văn học Việt Nam: tinh thần yêu nước chống lược, tinh thần nhân văn, đề cao đạo lí, nhân nghĩa. Tuy nhiên, văn học dân gian và văn học viết lại có những đặc trưng riêng.
Văn học Việt Nam gồm 2 bộ phận lớn:
Hai bộ phận lớn này với những đặc điểm riêng và đặc điểm chung.
-Đặc điểm chung: Ảnh hưởng truyền thống dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa, vãn học nước ngoài; hai nội dung lớn là yêu nước và nhân đạo.
-Đặc điềm riêng: Vãn học dân gian ra dời sớm ngay từ lúc chưa có văn tự, là sáng tác tập thể, truyền miệng và có vai trò nền tảng của vãn học dân tộc. Văn học viết ra đời muộn hơn khi dã có văn tự, là sáng tác cá nhân bằng chữ viết cố định thành văn bản viết mang tính độc lập của một tác phẩm văn học. Văn học viết giữ vai trò riêng cao và kết tỉnh những thành tựu nghệ thuật.
Câu 2. Về bộ phận văn học dân gian, học sinh đọc ba nội dung gợi ý để trả lời câu hỏi (mục 2, SGK trang 146)
Văn học dân gian có 3 đặc trưng cơ bản:
-Tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
-Kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
-Gắn bó với những hoạt động khác trong đời sống cộng dồng (tích nguyên hợp).
Hệ thông thể loại văn học dân gian
-Tự sự:
Thần thoại
Tuyền thuyết
Sử thi
Cổ tích
Ngụ ngôn
Truyện cười
Truyện thơ
Vè
Trữ Tình
Ca dao
Dân ca
Sân khấu
Chèo, tuồng dân gian
Múa rối
Tục ngữ, câu đối( đặc trưng riêng)
Giá trị của vản học dân gian truyền thống: - Giá trị nhận thức
- Giá trị giáo dục
- Giá trị nghệ thuật
Câu 3 và câu 4: Đọc mục 3và mục 4 (SGK, trang 147). Trả lời câu hỏi:
Văn học viết có hai thời kì lớn:
-Thời kì trung đại
-Thời kì hiện đại
+ Đặc điểm chung: Văn học viết phản ánh hai nội dung lớn là yêu nước, nhân đạo; thể hiện tư tưởng, tình cảm của con người Việt Nam trong những môi quan hệ da dạng như quan hệ với thế giới tự nhiên, quan hệ với quốc gia, với dân tộc, quan hệ xã hội, qũan hệ bần thán.
+ Đặc điểm riêng:
• Về chữ viết:
*Văn học trung đại chủ yếu là chữ Hán và chữ Nôm.
* Văn học hiện đại chủ yếu là chữ Qucíc ngữ.
• Về thể loại:
* Văn học trung đại với các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: cáo, hịch, phú, thơ Đường luật, truyền kì, tiểu thuyết chuông hồi... Bên cạnh đó còn có thể loại sáng tạo trên cơ sở tiếp thu: thơ Nôm Đường luật. Sau cùng là thể loại văn học dân tộc: truyện thơ, ngâm khúc, hát nói..
* Văn học hiện đại, có thể loại tiếp thu và biến đổi từ văn học trung đại như thơ Đường luật, câu đối... Bên cạnh đó còn có thể loại văn học hiện đại như thơ tự do, truyện ngắn, tiểu thuyết, phóng sự, kịch nói...
Về tiếp thu từ nước ngoài văn học trung đại tiếp thu chủ yếu văn hóa văn học Trung Quốc. Còn văn học hiện đại tiếp thu văn hóa văn học phương Tây, Cộng Hòa Liên bang Nga, Châu Mĩ la tinh...
Câu 5: Đọc mục 5 (SGK trang 147,148) để thấy những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại và thực hiện các yêu cầu.
- Hai thành phần văn học: chữ Hán và chữ Nôm.
- Bốn giai đoạn văn học: từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII, từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX, nửa cuối thế kỉ XIX.
Những đặc điểm lớn về nội dung và nghệ thuật của văn học trung dại:
- Nội dung: Hai nội dung lớn xuyên suốt là lòng yêu nước và nhân đạo.
+ Nội dung yêu nước: Tò lòng; Phú sông Bạch Đằng và Đại cáo bình Ngô...
+ Nội dung nhân đạo: Cáo bệnh, bảo mọi người; Vận nước; Tỏ lòng; Nhàn... Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Độc tiểu Thanh kí...
Câu 6: Phần văn học nước ngoài
a. So sánh để tìm ra sự giống và khác nhau giữa sử thi "Đăm Săn" (Việt Nam) với "Ô-đi-xê" (Hi Lạp), "Ra-ma-ya-na" (Ấn Độ)
b. Những đặc sắc của thơ Đường về nội dung và hình thức. So sánh thơ Đường với thơ Hai-cư
c. Qua đoạn trích từ "Tam quốc diễn nghĩa”, nêu nhận xét về lối kể chuyện và khắc hoạ tính cách nhân vật của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc.
a, So sánh Đăm Săn (Việt Nam), Ô-đi-xê (Hi Lạp) và Ra-ma-ya-na (Ân Độ)
Đặc điểm riêng:
- Đăm Săn: Phản ánh khát vọng chinh phục thiên nhiên, loại bỏ tập tục lạc hậu vì sự hùng cường của bộ tộc. Con người hành động.
- Ồ-đi-xê: Ca ngợi sức mạnh trí tuệ và tinh thần chinh phục thiên nhiên khai sáng mở rộng giao lưu văn hóa. Khắc họa nhân vật qua hành động cụ thể.
- Ra-ma-ya-na: Chống cái ác nhân danh cái thiện, đề cao danh dự và nghĩa vụ, tình yêu cuộc đời, con người thiên nhiên. Con người được khắc họa về tâm linh, tính cách.
Đặc điểm chung:
- Chủ đề: hướng tới cộng đồng.
- Nhản vật: biểu tượng sức mạnh, lí tưởng của cộng đồng.
- Ngôn ngữ: trang trọng, hình tượng kì vĩ, mĩ lệ, huyền ảo.,
b. So sárìh thơ Đường và thơ Hai-kư:
Nội dung:
+ Thơ Đường: phong phú, đa dạng, toàn diện cuộc sống về thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn, người phụ nữ.
+ Thơ Hơi-kư: phong cảnh với vài sự vật cụ thể khơi gợi cảm xúc, suy tư.
Nghệ thuật:
+ Thơ Đường: cổ phong, đường luật ngôn ngữ giản dị, tinh luyện, hàm súc, khơi gợi.
+ Thơ Hai-kư: cô đọng, hàm súc, giàu sức gợi cảm.
c. Về Tam quốc diễn nghĩa
Tam quốc diễn nghĩa thuộc loại tiểu thuyết chương hồi với đặc điểm nổi bật là kể lại sự việc theo trình tự thời gian (không theo diễn biến tâm lí nhân vật chính như trong tiểu thuyết hiện dại). Tính cách nhân vật thường được thể hiện thông qua hành động và đối thoại là chính (không qua sự phân tích thuyết minh của tác giả).
Câu 7: Phần lí luận văn học
a. Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là gì?
Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học là:
- Văn bản phản ánh và khám phá cuộc sống, bồi dưỡng tư tưởng và tâm hồn, thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ của con người.
- Ngôn từ trong văn bản có nhiều tìm tòi, sáng tạo, có hình tượng mang hàm nghĩa sâu sắc, phong phú.
- Văn bản được viết theo một thể loại nhất định với những quy ước thẩm mĩ riêng: truyện, thơ, kịch...
b. Nêu những tầng cấu trúc của văn bản văn học
Văn bản văn học gồm nhiều tầng cấu trúc: ngôn ngữ, hình tượng, hàm nghĩa (các lớp nghĩa hàm ẩn: đề tài, chủ đề, phong cách nhà văn...).
c. Trình bày những khái niệm thuộc về nội dung và những khái niệm thuộc về hình thức của văn bản văn học. Cho một ví dụ để làm sáng tỏ.
- Các khái niệm thuộc nội dung của văn bản văn học:
+ Đề tài: Phạm vi hiện thực cuộc sống mà tác phẩm đề cập tới. Ví dụ: đề tài nông thôn, đề tài thành thị...
+ Chủ đề (hay tư tưởng - chủ đề): là vấn đề mà tác phẩm trực tiếp đặt ra trong tác phẩm, cũng tức là cái mà các hình tượng phải tập trung biểu hiện. Ví dụ: Bài thơ Cảnh ngày hè của Nguyễn Trãi có chủ đề là "ca ngợi cuộc sống thái bình".
+ Cảm hứng chủ đạo là cảm hứng xuyên suốt bài thơ, nhất là những bài thơ trực tiếp biểu cảm. Ví dụ: bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão có cảm hứng chủ đạo là "khát vọng lập công vì nước, trả nợ tang bồng".
- Những khái niệm thuộc hình thức:
+ Ngôn từ: Là lớp vỏ bên ngoài của tác phẩm. Ngôn từ bạo gồm các đơn vị, âm thanh, từ, ngữ và câu. Ý nghĩa do các đơn vị ngôn từ trực tiếp biểu thị hay gợi ra là chất liệu quan trọng nhất để xây dựng hình tượng trong tác phẩm.
+ Kết cấu: Là mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành tác phẩm, các yếu tố đó thường được sắp xếp một cách nghệ thuật. Chẳng hạn: các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường kết cấu theo mẫu: Đề - Thực - Luận - Kết.
+ Thể loại: Là những thể thức sáng tạo mang những đặc điểm riêng của mỗi loại. Ví dụ: thể thơ thất ngôn Đường luật, thể lục bát, thể phú, hịch, cáo... Tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi thuộc thể cáo, bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu thuộc thể phú.
d. Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ với nhau như thế nào? Cho một số ví dụ.
Nội dung và hình thức của văn bản văn học có quan hệ gắn bó hữu cơ. Ví dụ: Khi nói ngôn từ là lớp vỏ của tác phẩm, thuộc hình thức, nhưng ý nghĩa của nó, tất cả những nội dung hàm ẩn đều do ngôn từ gợi nên; cho nên, khó có thể tách bạch đâu là hình thức, đâu là nội dung của tác phẩm văn học.
Copyright © 2021 HOCTAP247