Lý thuyết hô hấp tế bào chuẩn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hô hấp tế bào là một bài lý thuyết trong chương trình Sinh học 10. xin gửi tới các bạn lý thuyết và các dạng bài tập bài hô hấp tế bào Sinh 10 đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp ích các bạn trong quá trình học tập. 

A. Tóm tắt lý thuyết Hô hấp tế bào

1. Hô hấp tế bào là gì? Khái niệm hô hấp tế bào

- Quá trình năng lượng được chuyển đổi thì được gọi là hô hấp tế bào. Trong quá trình hô hấp tế bào, \(CO_{2}\) và \(H_{2}O\) là nơi tiếp nhận các phân tử cacbohidrat phân giải đến. Song song với đó là giải phóng năng lượng và ATP là nơi chứa đựng một phần năng lượng tích lũy.

- Quá trình hô hấp tế bào được diễn ra trong ti thể

hô hấp tế bào sinh 10

2. Bản chất của hô hấp tế bào

Ta có phương trình

\(C_{6}H_{12}O_{6}+ 6O_{2}\overset{ATP+nhiệt}{\rightarrow}6CO_{2}+6H_{2}O+Q\)

hô hấp tế bào sinh 10

- Chuỗi hô hấp tế bào là gì?

+ Chuỗi hô hấp tế bào được nhận xét như một chuỗi phản ứng của các oxi hóa khử, bao gồm rất nhiều giai đoạn. Và trong quá trình đi qua từng giai đoạn ấy, mỗi giai đoạn sinh ra một lượng năng lượng nhất định.

- Các giai đoạn của hô hấp tế bào. Quá trình hô hấp tế bào được bao gồm trong ba giai đoạn chính là đường phân, chu trình Crep và chuỗi chuyền electron hô hấp.

3. Đặc điểm của một số giai đoạn chính

a, Giai đoạn đường phân 

- Quá trình glucozo đi vào axit piruvic bằng phương pháp phân giải được gọi là quá trình đường phân. 

- Quá trình đường phân được thực hiện ở tế bào chất, trong đó bao gồm một số nguyên liệu để thực hiện đó là glucozơ, 2ATP, 2NADH

- Diễn biến của quá trình đường phân:

hô hấp tế bào sinh 10

+ Có sự tham gia của rất nhiều enzim và nhiều phản ứng trung gian trong quá trình hô hấp tế bào.

+ Mỗi lần phản ứng xảy ra thì tạo ra một lượng năng lượng nhất định

+ Biến đổi glucozơ (6C) để phá vỡ các liên kết, phân giải thành 2 axit piruvic (3C), 2 NADH và một lượng năng lượng (ATP)

=> Quá trình đường phân cho ra kết quả thu về được 2  axit piruvic, ATP và 2 NADH

b, Chu trình Crep

- Chu trình Crep được thực hiện ở trong chất nền của ti thể, trong đó bao gồm phân tử axit piruvic nguyên liệu để thực hiện quá trình.

- Diễn biến của chu trình Crep: 

hô hấp tế bào sinh 10

+ Khi có sự tồn tại của yếu tố oxi, axit piruvic di chuyển đến ti thể từ tế bào chất. Trong ti thể, axit piruvic được chuyển hóa theo chu trình Crep và được oxi hóa một cách hoàn toàn.

=> Chu trình Crep cho ra kết quả cuối cùng là thu về 6 \(CO_{2}\), 2 ATP, 2 \(FADH_{2}\), 8 NADH.

c. Quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp

- Quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp được thực hiện trong ti thể, trong đó bao gồm các nguyên liệu để thực hiện quá trình là NADH và \(FADH_{2}\)

- Diễn biến quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp:

hô hấp tế bào sinh 10

+ Trong chu trình Crep, hiđro được tách ra từ axit piruvic. Từ đây, chuỗi chuyền electron là điểm hiđro di chuyển đến.

\(O_{2}\) là nơi mà NADH vận chuyển electron đến bằng cách thực hiện một chuỗi phản ứng oxi hóa khử liên tiếp nhau. Quá trình oxi hóa hai phân tử là NADH và \(FADH_{2}\) tạo ra một lượng năng lượng nhất định để tổng hợp ATP

=> Kết quả thu về được sau chuỗi chuyền electron hô hấp đó là nhiệt lượng và một lượng năng lượng (38 ATP)

4. Tổng hợp quá trình hô hấp của tế bào bằng sơ đồ tư duy ngắn gọn, ý nghĩa của hô hấp tế bào

hô hấp tế bào sinh 10

- Mục đích của hô hấp tế bào là sản sinh ra một lượng năng lượng để cung cấp cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể

B. Một số bài tập hô hấp tế bào

1. Một số câu hỏi tự luận hô hấp tế bào sinh 10

Câu 1: Trong tế bào, bản chất cacbohiđrat được phân giải là gì?

Hướng dẫn trả lời: Trong tế bào, bản chất cacbohiđrat được phân giải là các mạch cacbon được bẻ gãy một cách từ từ để kết quả cuối cùng tạo nên hai sản phẩm đó là \(CO_{2}\) và nước. Song song với quá trình bẻ gãy mạch cacbon là trong các liên kết của nguyên liệu hô hấp, năng lượng hóa học được chuyển hóa thành năng lượng dễ sử dụng. Phân tử ATP là nơi tích lũy các năng lượng này.

Câu 2: Hãy giải thích nguyên nhân tại sao tế bào chất là nơi diễn ra quá trình đường phân nhưng ti thể lại là nơi diễn ra của chu trình Crep?

Hướng dẫn trả lời:

- Quá trình đường phân được thực hiện trong tế bào chất bởi nguyên nhân một trong những nguyên liệu của quá trình đường phân là glucozo được biến đổi tại nơi chưa nó để kết quả cho ra được một số sản phẩm. Sau khi biến đổi xong, ti thể là nơi di chuyển đến của những sản phẩm đó để tiếp tục thực hiện chu trình Crep. Một nguyên nhân khác nữa đó là, việc di chuyển của đường vào bên trong ti thể cần phải tiêu tốn một lượng năng lượng ATP nhất định trong khi đó, ở trong môi trường tế bào chất có những điều kiện thuận lợi như enzim phù hợp để quá trình phân cắt đường được thực hiện một cách dễ dàng.

- Chu trình Crep được thực hiện bên trong ti thể bởi nguyên nhân một trong những nguyên liệu của chu trình crep là axit piruvic chứ không phải đường, không cần thiết việc đường phải vận chuyển vào bên trong ti thể. Một nguyên nhân khác là, các enzim hô hấp cần thiết cho chu trình Crep được diễn ra nằm ở bên trong ti thể. Bên cạnh đó, sản phẩm được tạo ra bởi chu trình Crep bao gồm NADH và \(FADH_{2}\) được tích trữ luôn tại ti thể để chúng không phải vận chuyển đi nơi khác mà trực tiếp tham gia vào quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp tại màng trong của ti thể. Vì thế mà quá trình được diễn ra một cách thuận tiện và dễ dàng hơn, không tiêu tốn năng lượng.

Câu 3: Tại sao người ta thường thấy mỏi cơ khi vận động một cách quá sức?

Hướng dẫn trả lời: Trong điều kiện vận động một cách quá sức, việc hít thở không thể cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào một lượng oxi đủ nhất định. Khi đó, quá trình lên men kị khí được sử dụng trong các tế bào để năng lượng ATP được sinh ra. Và axit lactic là một trong những chất được tạo ra bởi quá trình lên men này. Axit lactic được tích ở bên trong tế bào và đem đến hiện tượng đau mỏi cơ.

2. Một số câu hỏi trắc nghiệm hô hấp tế bào sinh 10

Câu 1: Năng lượng ATP được sản sinh ra nhiều nhất trong quá trình nào?

A. Quá trình đường phân 

B. Chu trình Crep

C. Quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp

D. Giai đoạn chuyển tiếp giữa chu trình Crep và quá trình chuỗi chuyền electron hô hấp

Câu 2: Kết thúc quá trình đường phân, kết quả thu về được bao gồm năng lượng gì?

A. 2 ADP

B. 2 ATP

C. 1 ATP

D. 1 ADP

Câu 3: Chọn nhận định sai trong các nhận định sau đây khi nói đến hô hấp tế bào:

A. Hô hấp tế bào là một chuỗi chuyển đổi các năng lượng quan trọng của tế bào.

B. Hô hấp tế bào được nhận xét như một chuỗi phản ứng của các oxi hóa khử, bao gồm rất nhiều giai đoạn.

C. Trong quá trình hô hấp tế bào, \(CO_{2}\) và \(H_{2}O\) là nơi tiếp nhận các phân tử cacbohidrat phân giải đến. Song song với đó là giải phóng năng lượng ATP

D. Nhân tế bào là nơi quá trình hô hấp tế bào được thực hiện

Câu 4: Nơi thực hiện quá trình đường phân là:

A. Trong tế bào chất

B. Trên màng tế bào

C. Trong ti thể

D. Tất cả các bào quan trên cơ thể vật chủ

Câu 5: Chọn thứ tự sắp xếp đúng khi nói về thứ tự xảy ra của các quá trình trong hô hấp tế bào:

A. Quá trình đường phân \(\rightarrow \) Chu trình Crep \(\rightarrow \) Chuỗi truyền electron hô hấp \(\rightarrow \) Quá trình trung gian giữa quá trình đường phân và chu trình Crep

B. Quá trình đường phân \(\rightarrow \) Chuỗi chuyền electron hô hấp \(\rightarrow \) Chu trình Crep \(\rightarrow \) Quá trình trung gian giữa quá trình đường phân và chu trình Crep

C. Quá trình đường phân \(\rightarrow \) Giai đoạn trung gian giữa quá trình đường phân và chu trình Crep \(\rightarrow \) Chu trình Crep \(\rightarrow \) Chuỗi truyền electron hô hấp

D. Quá trình đường phân \(\rightarrow \) Giai đoạn trung gian giữa quá trình đường phân và chu trình Crep \(\rightarrow \) Chuỗi chuyền electron hô hấp \(\rightarrow \) Chu trình Crep

Câu 1 2 3 4 5
Đáp án C B D A C

Tham khảo thêm >>> Giải bài tập sách giáo khoa Sinh học 10 bài 16 Hô hấp tế bào

Với bài viết hô hấp tế bào, đã đem lại cho các bạn lượng kiến thức và các dạng bài tập đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu có đóng góp gì cho bài viết hô hấp tế bào, hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

Copyright © 2021 HOCTAP247