Trang chủ Lớp 10 Lịch sử Lớp 10 SGK Cũ Bài 10. Thời kì hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu (từ thế kỉ V đến thế kỉ XIV) Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Khi tràn vào lãnh thổ Rô-ma, người Giéc-man đã làm gì? Những việc làm đó có tác động như thế nào đến quá trình hình thành quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu?

Hướng dẫn giải

dựa vào sgk Lịch sử 10 trang 56 để trả lời.

Lời giải chi tiết

* Khi tràn vào lãnh thổ Ro-ma, người Giec-man đã:

- Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nên nhiều vương quốc mới của ngườ Giec-man: Ăng-glô Xắc-xông, Vương quốc Phơ-răng, Vương quốc Đông Gốt, Tây Gốt,...

- Chiếm ruộng đất của chủ nô Rô-ma cũ rồi chia cho nhau, trong đó các tướng lĩnh quân sự và quý tộc được phần nhiều hơn.

- Từ bỏ các tôn giáo nguyên thủy của mình và tiếp thu Ki-tô giáo. Họ xây dựng nhà thờ và tìm cách chiếm ruộng đất của nông dân, phong tặng đất đai theo tước vị cho các quý tộc và nhà thờ.

* Tác động:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản của chế độ phong kiến: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

+ Lãnh chúa phong kiến bao gồm: các quý tộc vũ sĩ, quan lại, quý tộc tăng lữ.

+ Nông nô gồm: nô lệ và nông dân chuyển biến thành

+ Nông nô phụ thuộc vào các lãnh chúa phong kiến.

⟹ Quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu được hình thành.

Copyright © 2021 HOCTAP247