Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

     Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền thơ văn Việt Nam. Ngoài những vần thơ sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu, đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của xã hội thực dân, ông còn là một nhà thơ trữ tình, chất chứa biết bao nỗi niềm về tình người và tình đời sâu nặng. Trong đó, bài thơ "Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong kho tàng những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Dưới đây là bài Phân tích thương vợ của .com sẽ giúp các bạn hiểu thêm về bài thơ 

 

Phân tích chi tiết bài thơ thương vợ

Phân tích chi tiết bài thơ thương vợ 

Phân tích thương vợ

     Tú Xương được mệnh danh là nhà thơ trào phúng bậc thầy trong nền thơ văn Việt Nam. Ngoài những vần thơ sắc nhọn, lấy tiếng cười làm vũ khí chế giễu, đả kích sâu cay bộ mặt xấu xa, đồi bại của xã hội thực dân, ông còn là một nhà thơ trữ tình, chất chứa biết bao nỗi niềm về tình người và tình đời sâu nặng. Trong đó, bài thơ "Thương vợ" là bài thơ cảm động nhất trong kho tàng những bài thơ trữ tình của Tú Xương. Bài thơ chứa chan tất cả tình thương yêu nồng nà của nhà thơ đối với người vợ tần tảo, chịu khó. 

     Mở đầu bài thơ là hai câu đề, tác giả đã hé lộ phần nào hoàn cảnh gia đình và công việc nặng nhọc của người vợ

                                                                         Quanh năm buôn bán ở mom sông

                                                                         Nuôi đủ năm con với một chồng

Nhà thơ dùng từ "quanh năm" tức là làm việc liên tục, không trừ ngày nào, hết năm này qua năm khác như một thói quen không thể phá vỡ. Nhưng điều đáng nói là nơi "buôn bán" của bà không phải là chợ hay quán hàng nào mà ở "mom sông". "Mom sông" là phần đất nhô ra phía lòng sông không ổn định, gợi sự chông chênh, nhỏ bé, nơi làm việc có thể gặp bất cứ nguy hiểm lúc nào. Câu thơ mở đầu cứ gợi trong lòng người đọc cảm giác heo hút, lạnh lẽo, cô đơn, vắng vẻ đến nao lòng. Thế nhưng quanh năm, người vợ ấy vẫn tảo tần, cần cù, chịu khó đến bền bỉ làm việc để lo cho gia đình nhỏ. 

Câu thơ thứ hai như một lời bộc bạch, nêu lên một động lực to lớn và gánh nặng đè lên người phụ nữa ấy chính là gia đình "nuôi đủ năm con với một chồng". Một mình bà Tú phải nuôi cả gia đình, bao nhiêu miệng ăn đều một mình người phụ nữ ấy gồng gánh. Bản thân người phụ nữ nuôi năm đứa con đã là một sự vất vậy mà người phụ nữ ấy còn phải nuôi thêm chồng, hoàn cảnh người vợ thật éo le và trái ngang. Cách dùng số đêm độc đáo đặt "năm con" với "một chồng", như nhà thơ đang nhận mình là đứa con đặc biệt, kết hợp với cách ngắt nhịp 4/3. Một thân một mình nuôi chồng, nuôi con nhưng bà vẫn có thể nuôi ‘đủ”. Câu thơ vang lên như một lời trách mình, nhưng cũng là lời biết ơn to lớn đối với công lao của người vợ. Qua hai câu đề cho thấy được bà Tú là người đảm đang, chu đáo, hết lòng vì chồng vì con. 

     Chuyển tiếp sang hai câu thực, ta càng thấm thía hơn nỗi khổ cùng sự bền bỉ, dẻo dai trước những khó khăn trong cuộc đời bà Tú

                                                                         Lặn lội thân cò khi quãng vắng

                                                                         Eo sèo mặt nước buổi đò đông

"Lặn lội thân cò khi quãng vắng" có ý từ câu ca dao "con cò lặn lội bờ sông" nhưng sáng tạo hơn bằng cách đảo ngữ, đặt tình từ "lặn lội", "eo sèo" lên đầu câu như muốn nhấn mạnh những vất vả, khó khăn mà cuộc đời người phụ nữ phải trải qua. Hình ảnh "thân cò" thay vfi "con cò" cũng mang dụng ý nghệ thuật riêng của tác giả gợi nỗi vất vả, đơn chiếc. Từ xa xưa, hình ảnh thân cò luôn là hiện thân của những người phụ nữ cần mẫn, chăm chỉ, giàu đức hi sinh. "Khi quãng vắng" chỉ thời gian, không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy những nguy hiểm lo âu. Những vất vả, khó nhọc của bà Tú ngày càng được nhấn mạnh thông qua nghệ thuật ẩn dụ. Câu thơ "eo sèo mặt nước buổi đò đông" gợi cảnh chen lấn, xô đẩy, giành giật ẩn chứa sự bất trắc. Sự vận dụng nhiều biện pháp nghệ thuật ẩn dụ, hoán dụ, đảo ngữ, phép đối nhấn mạnh được bóng cò nhỏ nhoi, gầy guộc mà cứng rắn lặn lội kiếm ăn, lao động khổ cực. Toàn không gian như muốn đè lên cái thân thể yếu mềm ấy nhưng người phụ nữ đã chống lại được, bản lĩnh, cứng cỏi, vượt lên mọi nghịch cảnh để sống để lo cho chồng cho con. Đó cũng là hình ảnh của những người phụ nữ Việt Nam, chăm chỉ, bền bỉ, yêu chồng thương con, không quản ngại mọi gian khổ, khó nhọc. 

     Khi sang hai câu luận, dòng suy nghĩ tiếp tuc miên man, tuôn trào dưới ngòi bút đa tài của nhà thơ, mỗi câu mỗi chữ là một giọt nước mắt nhỏ xuống cho cuộc đời người phụ nữ khổ cực

                                                                         Một duyên hai nợ âu đành phận

                                                                        Năm nắng mười mưa dám quản công

Qua từng câu chữ như lời bộc bạch, trút hết tâm sự của nahf thơ, họ đến với nhau là bởi cái duyên nhưng rốt cuộc lại trở thành cái "nợ", một cái duyên nhưng lại có đến "hai nợ". Câu thơ chứa chan cái ngậm ngùi cho cuộc hôn nhân chữ nợ nhiều hơn chữ duyên, nhà thơ còn viết thêm ba chữ "âu đành phận" viết ra như một sự bất lực trước hoàn cảnh. Tú Xương cũng tự ý thức được mình là “nợ” mà bà Tú phải gánh chịu. Câu thơ thứ hai trong 2 câu luận "năm nắng mười mưa", "năm" và "mười" là số từ chỉ số nhiều kết hợp "nắng mưa" chỉ sự vất vả cho thấy sự vất vả chồng chất, nặng nhọc mà bà Tú phải gồng gánh. Cụm từu "dám quản công" muốn nêu cao đức hi sinh thầm lặng cao quý vì chồng con, ở bà hội tụ phẩm chất của một người phụ nữu Việt Nam xưa tần tảo, đảm đang, nhẫn nại.

Vất vả là thế, cực nhọc là thế, nhưng chưa bao giờ bà kể công, chưa bao giờ bà than phiền một câu. Với người phụ nữ ấy, hi sinh bản thân cho gia đình  là bổn phận, trách nhiệm và đó cũng là niềm hạnh phúc vô bờ trong lòng người vợ, người mẹ Việt Nam. Thế nên bà không ngại vất vả, gian lao để gia đình được ấm no, hạnh phúc, bình yên dù bản thân có chịu thiệt thòi, khó nhọc đi chăng nữa. Hình tượng bà Tú vì lẽ đó càng đẹp, càng cao cả, quý giá hơn vô cùng.

     Hai câu kết bài, Tú Xương không thể cầm lòng mình trước những hy sinh vĩ đại của người vợ mà phải thốt lên rằng

                                                                        Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

                                                                        Có chồng hờ hững cũng như không

Câu thơ như một lời than thân trách phận rất giản dị. Bất mãn trước hiện thực, Tú Xương đã vì vợ mà lên tiếng "cha mẹ thói đời ăn ở bạc" như lời tố cáo hiện thực, xã hội bất công với người phụ nữ đã phải chịu nhiều cay đắng ất vả. Sau đó, ông trách mình "có chồng hờ hững cũng như không", Tú Xương ý thức sự "hờ hững" của mình, ông nhận mình có khuyết điểm, pahir đi ăn bám vào vợ, để một vai vợ gống gánh nuôi cả chồng cả con. Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, với thời thế, nhà thơ qua đó cũng che bai, chửi rủa cả thói đời đen bạc. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn là đề tài muôn thuở trong nền văn thờ Việt Nam. Tuy nhiên, để tìm được những vần thơ viết về vợ chân thật, tình cảm của một người chồng đã ít thì những bài viết khi vợ còn sống lại càng hiếm hoi. Và nahf thơ Trần Tế Xương là một trong những nhà thơ hiếm có của nền thơ ca khi đưa hình ảnh người vợ vào thơ của mình qua nhwungx vần thơ trữ tình, trào phúng để làm nổi bật đức hi sinh, đảm đang, tấm lòng chịu thương, chịu khó, tảo tần của nguuwoif vợ, người mẹ. 

     Bài thơ Thương vợ là một bài thơ mang đậm giá trị nhân văn sâu sắc. Với chất thơ bình dị, trữ tình pha chút trào phúng, nhà thơTú xương đã khắc họa được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam tần tảo chịu thương chịu khó và thể hiện được vẻ đẹp nhân cách của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung. Qua đó, cũng thể hiện sự thấu hiểu công lao và tình yêu thương vợ của ông. 

 

                         

Mong rằng bài phân tích thương vợ của .com sẽ giúp các bạn đạt điểm cao trong bài kiểm tra sắp tới. Đồng thời, các bạn có thể like và share bài viết của chúng tôi để những nguwoif bạn của mình cùng học tập nhé. 

Copyright © 2021 HOCTAP247