Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Đọc thêm: Hương sơn phong cảnh ca - Chu Mạnh Trinh HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CA HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH NGẮN NHẤT- NGỮ VĂN LỚP 11

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CA HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH NGẮN NHẤT- NGỮ VĂN LỚP 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

HƯỚNG DẪN SOẠN BÀI CA HƯƠNG SƠN PHONG CẢNH- NGỮ VĂN 11

      Bài ca phong cảnh Hương Sơn được tác giả Chu Mạnh Trinh lấy cảm hứng từ cảnh đẹp ngôi chùa Hương cổ kính ngàn đời. Phần hướng dẫn soạn bài ca Hương Sơn phong cảnh dưới đây tại CungHocVui sẽ giúp các bạn học sinh chuẩn bị tốt tác phẩm này để đạt hiệu quả cao nhất trong học tập. 

Hướng dẫn soạn bài ca hương sơn phong cảnh ngắn gọn nhất- CungHocVui

Hướng dẫn soạn văn bài ca hương sơn phong cảnh ngắn gọn nhất

Phần 1: Soạn bài ca hương sơn phong cảnh- Tác giả, tác phẩm                                                                                                                                                          

1. Tác giả

      Chu Mạnh Trinh(1862 – 1905), tự là Cán Thần, hiệu là Trúc Vân. Ông quê ở làng phú Thị, tỉnh Hưng Yên. Là người học rộng tài cao, ông đã đỗ tiến sĩ và làm chức quan rất cao. 

      Là một người nghệ sĩ tài hoa, yêu cái đẹp, ông đã đóng góp vào sự nghiệp văn chương của mình nhiều tác phẩm để đời. Hai tác phẩm đáng chú ý và lớn nhất là Trúc Vân thi tập( chữ Hán) cùng với Thanh Tâm tài nhân thi tập (chữ Nôm). 

Đọc thêm: 

Đọc hiểu bà ca hương sơn phong cảnh- ngữ văn 11

Soạn Lẽ Ghét Thương

2.Tác phẩm                                                                                                                                                                        

      Dưới danh nghĩa là người yêu cái đẹp và thực hiện nghĩa vụ của một vị quan triều đình mẫu mực, tác giả đã bắt tay và trùng tu chùa Hương.  Bị ấn tượng bởi cảnh đẹp nơi đây, ông đã có cảm hứng sáng tác nên bài thơ này

      Thể thơ: hát nói, hát ả đào. Số câu chữ của thể thế này không theo trật tự gò bó, rất phóng khoáng.

      Bố cục :3 phần

-      Phần 1:Tác giả khái quát phong cảnh Hương Sơn với 4 câu đầu

-      Phần 2: là 10 câu tiếp theo, đi chi tiết hơn và cảnh đẹp nơi này,

-      Phần 3: còn lại: suy nghĩ của nhà thơ về Hương Sơn

Phần 2: Soạn văn 11 bài ca hương sơn phong cảnh- Trả lời câu hỏi SGK

Hướng dẫn soạn bài ca hương sơn phong cảnh hay nhất- CungHocVui

Hướng dẫn soạn văn bài ca hương sơn phong cảnh hay nhất

Câu 1: 

      Ý nghĩa của câu thơ Bầu trời cảnh Bụt:

-      Câu thơ này thể hiện cái nhìn tổng thể về Chùa Hương của Chu Mạnh Trinh. Không gian nơi đây rộng rãi và mênh mông, tựa như chốn bồng lai. Cách vật được tác giả so sánh với tiên giới, gợi cho người ta cảm giác bình yên, thanh tĩnh , không gian tâm linh như về với Bụt, với Phật.

      Câu thơ này gợi cảm hứng cho bài hát nói: 

-      Giọng văn câu thơ vô cùng khoan thai, nhẹ nhàng, nghe giống như lời hát ru, cũng lại giống như lời mời mọc. Qua đó thấy được tâm hồn người thi sĩ kia như vừa có sự tĩnh lặng của tâm linh, tỉnh táo lạ thường. Đến với Hương Sơn, mọi sự phàm tục đều được rũ sạch.

      Không khí tâm linh của cảnh Hương Sơn: 

-      Không khí ở đây đặc biệt ở chỗ: Vừa mang màu sắc tôn giáo, vừa hòa mình vào thiên nhiên. Đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa cảm giác nghiêm trang, linh thiên lại đi cùng chút mơ màng của cỏ cây hoa lá:  "thỏ thẻ rừng mai", "lững lờ khe Yến", "lồng bóng nguyệt", "uốn thang mây".

Xem thêm:

Soạn lẽ ghét thương đầy đủ có nội dung thơ

Soạn bài ca ngất ngưởng chi tiết

Câu 2:

      Nhận xét cách cảm nhận phong cảnh thiên nhiên của người xưa

-      Với người xưa, thiên nhiên là sự tĩnh lặng, đến với nó là đến với sự an lành, hòa hợp. Mọi muộn phiền, sân si đều sẽ được gột rửa khi chìm đắm và cỏ cây.

-      Con người đi vào cảnh thảng thốt với tiếng chày kình. Tất cả đều cởi bỏ mọi phiền lụy của trần gian để hòa nhập vào cái không khí linh thiêng nơi chốn Phật này.

-      Ở khoảnh khắc ấy, mọi sinh vật còn tồn tại đều như thoát khỏi thế giới phàm tục. Cái sinh khí Hương Sơn vô hình là thế, vậy mà thi nhân đã thấy nó hiện hữu trong tất cả, hòa tan trong tất cả.

Câu 3 

Soạn bài ca hương sơn phong cảnh ca chi tiết nhất- CungHocVui

Soạn bài ca hương sơn phong cảnh ca chi tiết nhất

      Phân tích nghệ thuật tả cảnh của tác giả, đặc biệt chú ý đến việc tả không gian, màu sắc, âm thanh.

     Không gian tác giả nhắc tới vô cùng tĩnh lặng, tâm linh và hòa hợp với thiên nhiên. Màu sắc khung cảnh hiện lên vô cùng hài hòa và dịu dàng với\ thiên nhiên, cây cỏ, mây trời, đá ngũ sắc,... Cách miêu tả làm cho bức tranh Hương Sơn nên thơ, nên họa:

                        "Nhác trông lên ai khéo họa hình, 

                        Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt."

                                                Âm thanh: tiếng chày kình

      Những câu thơ đều vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, với cảm hứng thẩm mỹ cao độ. Tình yêu với thiên nhiên, cảnh vật quê hương tự bao giờ đã gần gũi hơn với lòng yêu đất nước

Trên đây là bài soạn Bài ca hương sơn phong cảnh trong chương trình ngữ văn lớp 11. Hy vọng với phần hướng dẫn soạn ở trên sẽ giúp bạn chuẩn bị bài đến lớp tốt và đạt kết quả tốt hơn. Đừng quên theo dõi các bài soạn văn 11 khác trên CungHocVui nhé.

Copyright © 2021 HOCTAP247