Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thực hành về nghĩa của từ trong sử dụng Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ khi sử dụng - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Thực hành về nghĩa của từ khi sử dụng - Ngắn gọn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1:

a. Từ được sử dụng theo nghĩa gốc: Lá chỉ bộ phận của cây, thường ở trên cành cây, thường có màu xanh, thường có dáng mỏng

b. Các trường chuyển nghĩa của từ “lá”:

- Lá gan, lá phổi, lá lách: những từ lá ở đây được dùng với các từ để chỉ bộ phận cơ thể người, động vật có hình dáng giống lá cây.

- Lá thư, lá đơn, lá phiếu, lá thiếp, lá bài: những từ lá ở đây được dùng với các thừ chỉ vật bằng giấy.

- Lá cờ, lá buồm: từ lá dùng để chỉ các vật bằng vải.

- Lá cót, lá chiếu, lá thuyền: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng chất liệu như gỗ, cói, tre, nứa…có bề mặt mỏng như lá cây.

- Lá tôn, lá đồng, lá vàng: từ lá dùng với các từ chỉ những vật làm bằng kim loại, vó bề mặt dát mỏng.

=> Từ lá dùng ở các trường nghĩa khác nhau nhưng có điểm chung: Các vật này có điểm giống nhau: hình dạng mỏng , dẹt, có bề mặt hoặc có cuống  (như lá cây) – mang nét nghĩa tương đồng.

Bài 2:

    Có nhiều từ có nghĩa gốc chỉ bộ cơ thể người, nhưng có thể được chuyển nghĩa để chỉ cả con người như : tay, chân, đầu, mặt, miệng, lưỡi…- Anh ấy là một tay súng cừ khôi.

- Nó thường giữ chân hậu vệ trong đội bóng của trường

   Nó có chân trong đội tuyển của trường.

- Nhà ông ấy có năm miệng ăn

- Đó là gương mặt mới trong làng thơ Việt Nam

- Năm cái đầu lố nhố từ trong bụi chui ra.

   Nó cứng đầu lắm.

- Bác Hồ có một trái tim rất nhân hậu.

    Nhận xét: Đều lấy bộ phận cơ thể để chỉ con người sử dụng với nghĩa chuyển (hoán dụ).

Bài 3:

    Các từ chỉ vị giác: mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát, bùi… các từ này chuyển nghĩa để chỉ

- Đặc điểm của âm thanh lời nói:

+ Nói ngọt lọt đến xương

+ Một câu nói chua chát

+ Những lời mời mặn nồng, thắm thiết

+ Ông ấy nói nghe cũng bùi tai quá.

+ Nó kể chuyện nghe rất nhạt

- Mức độ của tình cảm, cảm xúc:

+ Tình cảm ngọt ngào của mọi người làm tôi rất xúc động.

+ Chuyện tình cảm của tôi đã trải qua bao đắng cay, ngọt bùi.

+ Lời cô ấy nói nghe thật bùi tai.

Bài 4:

- Từ “cậy” và “nhờ” là từ đồng nghĩa, giống nhau về nghĩa: mong muốn người khác giúp mình một việc gì đó. Nhưng “cậy” khác “nhờ” ở nét nghĩa, “cậy” thể hiện niềm tin vào sự sẵn sàng giúp đỡ của người khác.

- Từ chịu đồng nghĩa với nhận, nghe, vâng, đều chỉ sự đồng ý, chấp thuận với lời người khác,

+ Nhận: tiếp nhận, đồng ý một cách bình thường. Vẫn còn có thể từ chối từ

+ Nghe, vâng: đồng ý, chấp thuận của kẻ dưới đối với người trên, thể hiện thái độ ngoan ngoãn, kính trọng

+ Chịu lời: thuận theo lời người khác, theo một lẽ nào đó mà mình có thể không ưng ý.

Bài 5

a. Chọn “canh cánh”, vì :

- Các từ khác nếu dùng chỉ nói đến một tấm lòng nhớ nước như một đặc điểm nội dung của tác phẩm

- Từ canh cánh: khắc hoạ rõ nét tâm trạng day dứt triền miên, nhớ nhung trong tâm hồn Bác.

b. Dùng từ “liên can”

c. Các từ: bầu bạn, bạn hữu, bạn, bạn bè đều có nghĩa chung là bạn nhưng khác nhau ở chỗ:

- Bầu bạn có nghĩa khái quát

- Bạn hữu:  nghĩa cụ thể, bạn thân thiết không phù hợp để nói về mối quan hệ giữa các quốc gia

- Bạn bè: nghĩa khái quát, sắc thái thân mật.

Copyright © 2021 HOCTAP247