Với bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, học sinh cần phải được hệ thống các kiến thức một cách đầy đủ nhất và ngắn gọn nhất. Để phục vụ cho yêu cầu đó, xin gửi đến các bạn bài soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XX:
- Những biểu hiện chủ yếu:
+ Yêu thiên nhiên đất nước, lòng căm thù giặc, lòng tự hào dân tộc, ý chí bất khuất, chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.
- Xuất hiện những nội dung mới:
+ Mang âm hưởng bi tráng phản ánh một thời kì khổ nhục nhưng vĩ đại của dân tộc ta qua các sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu: Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
+ Đề cao vai trò của người hiền tài đối với đất nước: Chiếu cầu hiền
+ Tư tưởng canh tân đất nước, đề cao vai trò của pháp luật: Xin lập khoa luật.
Văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa vì:
- Xã hội phong kiến trước kia đang trong giai đoạn từng bước khủng khoảng, các cuộc nổi dậy khởi nghĩa và chiến tranh thì xảy ra triền miên
- Chủ nghĩa nhân đạo lúc này trở thành một trào lưu, với hàng loạt tác phẩm tên tuổi: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm… gắn liền với các tác giả Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…
- Nội dung thể hiện của chủ nghĩa nhân đạo:
+ Các tác giả hướng tới giá trị cao đẹp của con người
+ Sự cảm thông cho những kiếp người, những số phận nhỏ bé, cơ cực trong cuộc đời, đặc biệt là người phụ nữ
+ Khẳng định và đề cao nhân phẩm, những truyền thống đạo lý tốt đẹp, nhân nghĩa của con người với con người
- Vấn đề cơ bản nhất của nội dung nhân đạo trong văn học từ thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX là:
+ Hướng tới chủ yếu là quyền sống của con người
+ Ý thức về cá nhân trở nên mạnh mẽ hơn các thời kì trước: tài năng, quyền sống, hạnh phúc cá nhân…
Nội dung cơ bản: “Đề cao vẻ đẹp và tài năng của con người (Truyện Kiều), khao khát hạnh phúc lứa đôi (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)
Xem thêm Khái quát văn học Việt Nam từ đầu TK XX đến hết Cách Mạng Tháng 8 1945
Nội dung và nghệ thuật trong bài Vào phủ chúa Trịnh:
Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh là bức tranh chân thực khi vào phủ Chúa với một cuộc sống vô cùng quyền quý, cao sang và thiếu sinh khí:
- Uy quyền ở phủ chúa được thể hiện ở sự truyền lệnh, ở những tiếng quát tháo, những người cảnh vệ... có những người khúm núm, e dè, sợ hãi, có những người oai phong, nghiêm nghị
- Phủ chúa từ cách bày trí cho đến những đồ ăn, thức uống đều vô cùng xa hoa, xa xỉ
- Chính vì sự ăn chơi quá đà này nên trong phủ chúa lúc nào cũng thiếu sinh khí và không có sức sống
a) Giá trị nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
- Nội dung:
+ Đề cao lí tưởng đạo đức nhân nghĩa của đạo Nho cũng như thấm đậm ý nghĩa của tinh thần dân tộc.
+ Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu cũng đề cao lòng yêu nước, thương dân, ca ngợi những con người luôn vì dân vì nước, bất khuất, anh dũng, kiên cường.
- Nghệ thuật:
Nghệ thuật thơ văn mang đậm nét văn chương trữ tình đạo đức (chứa đựng nhiều cảm xúc, suy ngẫm) và dấu ấn của người dân Nam Bộ.
b) Trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” lần đầu tiên trong văn học có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân bởi hai yếu tố:
- Yếu tố bi: bi là bi thương, bi lụy, qua đó gợi lên đời sống vất vả, lam lũ; nỗi đau thương mất mát và tiếng khóc xót đau của những người còn sống.
- Yếu tố tráng: tráng là sự hùng tráng, là lòng căm thù giặc, hành động quả cảm, sự ngợi ca công đức của những người nghĩa binh đã hi sinh. Tiếng khóc trong tác phẩm là tiếng khóc đau thương nhưng lớn lao, cao cả.
Cùng tham khảo qua bảng dưới đây nhé!
a) Yếu tố mang tính quy phạm, sáng tạo trong bài “Câu cá mùa thu” - Nguyễn Khuyến:
- Nội dung: đề tài cuộc sống nông thôn. Cảnh ao, khung cảnh của làng quê mùa thu đã phá vỡ tính quy phạm trong văn học trung đại
+ Giá trị nhân văn giữa thiên nhiên, đời sống con người với hình tượng thơ chân thực, gần gũi, sinh động
- Nghệ thuật: Bài thơ viết bằng chữ Nôm, thể thơ tương đối hay và có thể biểu lộ sâu sắc, tế nhị tâm hồn người Việt
+ Các từ ngữ mà Nguyễn Khuyến sử dụng rất có vần điệu, đem lại cho bài thơ sức biểu cảm lớn khi tả thiên nhiên, tâm trạng
b) Điển tích, điển cố
- Truyện Lục Vân Tiên
+ Kiệt, Trụ, Lệ, U, Ngũ bá: Là những triều đại trong lịch sử Trung Quốc với những ông vua hoang dâm, vô đạo, những thời đại đổ nát, hoang tàn
⇒ nhấn mạnh sự “ghét” của ông Quán đối với những kẻ như vậy
- Khổng Tử, Nhan Tử, Gia Cát, Nguyên Lượng, Hàn Vũ, Liêm, Lạc (những điển tích về người có tài, có đức nhưng chịu cuộc đời vất vả, bị gièm pha) khẳng định tấm lòng ông Quán về tình yêu thương
c) Bút pháp nghệ thuật: thiên về ước lệ, tượng trưng trong Bài ca ngắn đi trên bãi cát
+ Bút pháp ước lệ tượng trưng sử dụng hiệu quả, hình ảnh bãi cát như con đường danh lợi nhọc nhằn, gian khổ
+ Những người tất tả đi trên cát là những người ham công danh, sẵn sàng vì nó mà chạy ngược xuôi
+ Nhà thơ gọi đường mình đi là đường cùng - con đường công danh vô nghĩa, không giúp ông đạt được lý tưởng cao đẹp
- Tính quy phạm thể hiện trong thể thơ thất ngôn bát cú đường luật của một số bài thơ trung đại.
- Tính phá vỡ quy phạm như bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, Bài ca ngắn đi trên bãi cát...
Hướng đến cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái cao cả, tao nhã, sử dụng những điển cố điển tích.
3. Bút pháp nghệ thuật: Thiên về ước lệ tượng trưng.
4. Thể loại:
Phong phú: Chiếu, biểu, tấu, sớ, hịch, thơ tứ tuyệt, thơ ngũ ngôn..
Thông qua bài soạn Ôn tập văn học trung đại Việt Nam, hy vọng các bạn sẽ nắm được nội dung cho bài học này. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247