Với bài học Thao tác lập luận so sánh trong chương trình Ngữ văn lớp 11 tập 1, .com xin gửi đến các bạn bài Soạn Thao tác lập luận so sánh đầy đủ nhất ngay sau đây:
Cùng tìm hiểu về thao tác lập luận so sánh qua bảng dưới đây nhé!
Xem thêm Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Luyện tập kết hợp thao tác lập luận so sánh và phân tích
- Đối tượng so sánh: Tác phẩm Chiêu hồn.
- Đối tượng được so sánh: các tác phẩm khác như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Truyện Kiều.
- Giống nhau: Các tác phẩm này đều bàn về vấn đề con người.
- Khác nhau:
+ Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều thì bàn về con người ở cõi sống.
+ Bài văn Chiêu hồn bàn về con người trong lúc sống và cả lúc ở cõi chết.
Mục đích của sự so sánh này nhằm làm sáng tỏ thêm những lập luận của tác giả đã nêu ra
→ Từ sự so sánh đó mà người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.
Mục đích và yêu cầu của thao tác lập luận so sánh:
- Mục đích: Làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với những đối tượng được so sánh khác.
- Yêu cầu: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
Nguyễn Tuân đã so sánh quan niệm “soi đường” của Ngô Tất Tố trong Tắt đèn với những quan niệm:
- Quan niệm của những người chủ trương “cải lương hương ẩm” cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
- Quan niệm của những người hoài cổ cho rằng chỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa của những người nông dân sẽ được cải thiện.
Căn cứ so sánh: Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong Tắt đèn với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
Mục đích so sánh: Tác giả đã chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình. Đây là so sánh có tính chất tương phản.
Khi so sánh phải xác định được tiêu chí rõ ràng và kết luận rút ra phải liên quan đến tiêu chí đó. Ví dụ:
Theo Nguyễn Tuân, giá trị soi sáng con đường nông dân phải đi của Tắt đèn cao hơn tác phẩm của những người theo chủ nghĩa cải lương hoặc theo khuynh hướng hoài cổ. Nguyễn Tuân chỉ chú ý nhấn mạnh mặt này, trong khi đó, các mặt khác của tác phẩm như sự đa dạng phong phú về cảnh đời, sức hấp dẫn của lời văn,.. thì tác giả lại không đề cập tới.
Tác giả so sánh phương Bắc với phương Nam trên các phương diện khác nhau của đời sống như:
- Nền văn hóa (vốn xưng nền văn hiến đã lâu)
- Chủ quyền lãnh thổ (sông núi bờ cõi đã chia)
- Về phong tục, tập quán
- Các triều đại khác nhau trong lịch sử đất nước
- Những vị anh hùng, hào kiệt ở khắp nơi
- Tác giả so sánh để thấy sự độc lập và tồn tại từ ngàn đời, bất khuất của nước Đại Việt
- Đồng thời cũng khẳng định rằng nước Đại Việt ta là quốc gia độc lập, tự chủ, không kẻ nào được xâm phạm đến nền độc lập ấy
- Đoạn trích trên là một đoạn trích có tính lý luận và thuyết phục cao
- Dẫn dắt người đọc đi tới chân lý, kết luận sự tồn tại độc lập của hai quốc gia
- Mục đích lập luận đạt được kết quả rõ ràng, sâu sắc qua những lời văn xác đáng của tác giả
Thông qua bài Soạn Thao tác lập luận so sánh, hy vọng các bạn sẽ nắm được bài học này một cách đầy đủ nhất. Chúc các bạn học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247