Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm và khám phá những cái đẹp biệt lệ, những con người phi thường. Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật đó Nguyễn Tuân đã có tác phẩm để đời: truyện ngắn lãng mạn "Chữ người tử tù" (1940). Trong đó, nổi bật là hình tượng nhân vật Huấn Cao - một cái đẹp tài hoa, nhân cách lẫy lừng muôn đời, cái đẹp của thiên lương tảo sáng. Sau đây hãy .com tìm hiểu về nhân vật qua bài Phân tích nhân vật Huấn Cao.

Phân tích nhân vật Huấn Cao

 MB: Ngòi bút tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân luôn tìm kiếm và khám phá những cái đẹp biệt lệ, những con người phi thường. Trên hành trình sáng tạo nghệ thuật đó Nguyễn Tuân đã có tác phẩm để đời: truyện ngắn lãng mạn "Chữ người tử tù" (1940). Trong đó, nổi bật là hình tượng nhân vật Huấn Cao - một cái đẹp tài hoa, nhân cách lẫy lừng muôn đời, cái đẹp của thiên lương tảo sáng.

TB: Phân tích nhân vật Huấn Cao

 + Huấn Cao là con người tài hoa, nét đẹp tài hoa của ông được mọi người trong đó có cả viên quản ngục biết đến "Người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp". Con người Huấn Cao là sự quy tụ của văn võ song toàn

   - Cái tài trong con chữ của ông còn tác động, tung hoành đến cuộc đời cả 1 con người, đó là viên quản ngục. Dù sống trong cái u tối, nhưng quản ngục lúc nào cũng khao khát được có một con chữ của Huấn cao để treo trong nhà "có được chữ ông Huấn mà treo là hơn có một báu vật trên đời"

  + Một con người khí phách, hiêng ngang, bất khuất thể hiện ở cổ mang gông, chân vướng xiềng nhưng ông vẫn ung dung ngồi dậm tô từng nét chữ. 

   - Trước cường quyền, ép bức, Huấn Cao vẫn bình thản, ung dung, lạnh lùng. Hình ảnh xuất hiện đầu tiên trong thiên truyện là hình ảnh Huấn Cao "dỗ gông" ." lạnh lùng chúc mũi gông nặng, khom mình thúc đầu thang gông xuống thềm đá đánh thuỳnh một cái" là hình ảnh thể hiện cho hành động của sự tự do, thể hiện con người mạnh mẽ của Huấn Cao

  - Nhà tù với Huấn Cao như giang sơn của mình, không vẫn được tiếp đãi rượu thịt như một cách hiển nhiên mà viên quản ngục làm cho ông, coi đó là việc bình thường trong cái hứng sinh bình

+ Một con người có thiên lương trong sáng 

  - Thiên lương ở Huấn Cao trước tiên chính là giữ cho mình một nhân cách cao đẹp, đó biểu hiện qua sự thống nhất giữa cái tài và cái tâm, một con người không lung lay, cám dỗ trước sức mạnh của cường quyền hay tiền bạc chi phối. 

 - Một tấm lòng thuần khiết được bao bọc trong một vẻ ngoài kiêu bạc đầy gai góc. Nhưng sau khi hiểu được "tấm lòng biệt nhỡn liên tài", nhìn được sở thích cao quý và con người của viên quản ngục thì hình ảnh Huấn Cao dưới góc nhìn người đọc từ người lạnh lùng bỗng trở nên hiền hòa, độ lượng. "thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Một người không sợ quyền uy, cận kề với cái chết với thái độ ung dung chỉ sợ duy nhất một điều là phụ đi một tấm lòng nhất là một tấm lòng yêu cái đẹp, hướng về cái đẹp, cái thiện.

  + Cảnh tượng cho chữ và ông Huấn còn khuyên viên quản ngục nên từ bỏ chốn tối tăm ngục tù

KB: Qua truyện ngắn Chữ người tử tù, nhà văn Nguyễn Tuân đã khắc họa một nhân vật Huấn Cao tài hoa xuất chúng, văn võ song toàn, khí phách hiên ngang bất khuất. Qua đó nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, thể hiện sự bất tử của cái đẹp và tấm lòng yêu nước của mình.

 

 

Mong rằng bài viết trên sẽ giúp các bạn đạt điểm cao!

Copyright © 2021 HOCTAP247