Tin học 11 Bài tập và thực hành 7

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Mục đích, yêu cầu

  • Rèn luyện các thao tác xử lí xâu, kĩ năng tạo hiệu ứng chữ chạy trên màn hình;
  • Nâng cao kĩ năng viết, sử dụng chương trình con.

1.2. Ôn tập kiến thức

a. Cách viết và sử dụng chương trình con

Hình 1. Cách viết và sử dụng chương trình con

b. Các biến - tham số và thực hiện chương trình trong chương trình con

Hình 2. Các biến - tham số và thực hiện chương trình trong chương trình con

b.1. Biến

Hình 3. Nội dung trọng tâm về biến

b.2. Tham số

Hình 4. Nội dung trọng tâm về tham số

b.3. Thực hiện chương trình con

Hình 5. Cách thực hiện chương trình con

Bài tập 1

Viết chương trình thực hiện lần lượt các công việc sau:

  • Lập thủ tục nhập ba số nguyen dương a, b, c từ bàn phím.
  • Lập thủ tục kiểm tra xem ba số trên có lập thành ba cạnh của tam giác hay không?
  • Viết hàm tính diện tích của tam giác.
  • Viết hoàn thiện chương trình chính.

Gợi ý làm bài:

  • Xác định bài toán:
    • INPUT: 3 cạnh a,b,c của tam giác
    • OUTPUT: Kiểm tra tam giác và tính diện tích
  • Công thức Herong:      
    • p := (a+b+c)/2;

    • dt := sqrt(p* (p-a)*(p-b)*(p-c));   

  • Cài đặt chương trình:

Var a,b,c : Integer;

Procedure NhapABC (Var a, b, c : Integer);   {1. Nhập 3 cạnh a,b,c}

Begin

    Write( 'Nhap a:' ); Readln( a );

    Write( 'Nhap b:' ); Readln( b );

    Write( 'Nhap c:' ); Readln( c );

End;

Procedure KiemTra_InDienTich ( a,b,c:Integer); {2. Kiểm tra tam giác}

Begin

     If ((a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b)) then

       Writeln(' Ba canh tren tao thanh tam giac.dien tich', Dientich(a,b,c) ) Else

        Writeln('Ba canh tren khongtao thanh tam giac');

End;

Function Dientich( a, b, c:Integer ) : Real;      {3. Hàm tính diện tích}

Var dt,p : Real;

Begin

     p := (a+b+c)/2;

     dt := sqrt(p* (p-a)*(p-b)*(p-c));

     Dientich := dt;

End;

BEGIN  {4. Chương trình chính}

     NhapABC(a,b,c);

     KiemTra_InDienTich (a,b,c);

END.

Bài tập 2

Viết chương trình tính \(C_{n}^{k}\). Có sử dụng hàm?

Gợi ý làm bài:

  • Xác định bài toán:
    • INPUT: Nhập n, k
    • OUTPUT: \(C_{n}^{k}=\frac{n!}{k!(n-k)!}\)
  • Cài đặt chương trình:

Program to_hop;

Uses crt;

Var n,k : integer;

     nCk: real;

Function gt( n : integer) : integer;

var i,s: integer; 

  Begin

  s:=1;

  for i:=1 to n do

  s:=s*i;

  gt:=s;

end;

BEGIN

Write(‘ Nhap n:’); readln(n);

Write(‘ Nhap k:’); readln(k);

nCk := gt(n) /(gt(k) *gt(n-k));

Writeln(‘ nCk = ’, nCk);

Readln;

END.

3. Luyện tập Bài tập và thực hành 7 Tin học 11

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 11 Bài tập và thực hành 7 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức
    • B. Một chương trình con nhất thiết phải có biến cục bộ
    • C. Một chương trình con nhất thiết phải có tham số hình thức, không nhất thiết phải có biến cục bộ
    • D. Một chương trình con có thể không có tham số hình thức và cũng có thể không có biến cục bộ
    • A. Biến cục bộ là biến được dùng trong chương trình con chứa nó và trong chương trình chính
    • B. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình chính
    • C. Biến cục bộ là biến chỉ được dùng trong chương trình con chứa nó
    • D. Biến toàn bộ chỉ được sử dụng trong chương trình chính và không được sử dụng trong các chương trình con.
    • A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức
    • B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức
    • C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức
    • D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.

Câu 4-Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

4. Hỏi đáp Bài tập và thực hành 7 Tin học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

 

-- Mod Tin Học 11 HOCTAP247

Copyright © 2021 HOCTAP247