Bài thơ được chia làm 3 phần
Cảnh ngộ éo le, ngặt nghèo của Nhĩ trong những ngày cuối đời. Là một người từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, không thiếu một xó xỉnh nào, vậy mà đến cuối đời lại bị buộc chặt trên giường bệnh, sự sống gần như bị cạn kiệt.
Nhĩ khao khát được đặt chân sang bờ bãi bên kia sông, anh đã nhờ cậu con trai thực hiện niềm khao khát của mình nhưng cậu ta lại không hiểu và sa vào phá cờ trên hè phố.
⇒ Tạo tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về cuộc đời, cuộc sống số phận con người chứa đựng những điều bất thường, những nghịch lí ngẫu nhiên, vượt ra ngoài dự định và ước muốn cả những hiểu biết và toan tính của con người.
b. Nhân vật Nhĩ
Cảm nhận về thiên nhiên
Hoa bằng lăng cuối mùa trở nên đậm sắc hơn.
Sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra.
Vòm trời cũng như cao hơn.
Những tia nắng sớm đang từ từ di chuyển từ mặt nước lên những khoảng bờ bãi bên kia sông,...
Trình tự miêu tả từ gần đến xa tạo bằng một không gian có chiều sâu rộng.
Cảnh được Nhĩ cảm nhận bằng cảm xúc tinh tế với tất cả vốn rất quen thuộc, gần gũi nhưng lại rất mới mẻ với Nhĩ, tưởng chừng như lần đầu tiên anh cảm nhận được tất cả vẻ đẹp và sự giàu có của nói.
⇒ Điều đó thể hiện anh khao khát được khám phá và tận hưởng vẻ đẹp đó vì cảnh rất đẹp, rất mới mẻ. Niềm tha thiết với cuộc sống với vẻ đẹp bình dị và sâu xa của thiên nhiên, của quê hương và của nhân vật Nhĩ.
⇒ Nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hy sinh thầm lặng của vợ.
⇒ Sự thức tỉnh về những giá trị thường bị người ta bỏ qua, lãng quên nhất là lúc còn trẻ khi những ham muốn xa vời đang lôi cuốn con người khi con người. Sự nhận thức này chỉ đến được khi con người ta đã từng trải. Bởi thế đó là sự thức tỉnh có lẫn niềm ân hận và nỗi xót xa.
⇒ Cuộc sống và số phận con người chứa đầy nghịch lí, vượt ra ngoài dự định ước muốn, mang tính trải nghiệm cuộc đời.
⇒ Thức tỉnh mọi người dứt ra khỏi cái vòng vèo, chùng chình trên đường đời, hướng tới giá trị đích thực, giản dị, gần gũi, bền vững. Tác gải rất tinh tế khi miêu tả đời sống nội tâm nhân vật với diễn biến tâm trạng và thể hiện tư tưởng nhân đao cao cả.
Cuộc sống chứa đầy những bất thường nghịch lí vượt ngoài dự định và toan tính của con người.
Đề: Phân tích nhân vật Nhĩ trong truyện Bến Quê của Nguyễn Minh Châu.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
Hoàn cảnh đặc biệt của nhân vật. Là người đi hết nơi này đến nơi khác, nhưng khi về già thì lại phải ở trên giường bệnh.
Suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ.
Cảm nhận của Nhĩ về bước đi của thời gian, từ đó anh càng hiểu những ngày mình góp mặt với đời không còn nhiều nữa.
Cảm nhận của Nhĩ về tình yêu thương sự tần tảo và đức hi sinh của vợ. Anh nhận ra vẻ đẹp của tâm hồn vợ và những giá trị gia đình mang đến cho anh.
Những phát hiện của Nhĩ về vẻ đẹp của khoảng không gian ngay trước cửa sổ nhà mình trong buổi sáng đầu thu (mấy cây bằng lăng, bãi bồi bên kia sông Hồng) từ đó anh nhận ra vẻ đẹp của bến quê - một nét nhỏ thân thuộc, vô cùng yêu dấu của quê hương nhưng nhiều khi chìm khuất khiến ta không để ý.
Niềm khao khát được một lần đặt chân sang bãi bồi bên kia sông Hồng và pha lẫn sự ân hận đau đớn của Nhĩ vì khao khát ấy giờ đây đã thành vô vọng. Hành động cuối cùng của Nhĩ có ý nghĩa gì?.
3. Kết bài
Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu chứa đựng những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh mọi người sự trân trọng vẻ đẹp và giá trị của những điều bình dị, gần gũi của gia đình, quê hương. Triết lí trong Bến quê sâu sắc, mang tính trải nghiệm, có ý nghĩa tổng kết của một con người sắp giá từ cuộc sống. Để nắm vững những nội dung kiến thức về bà học, các em có thể tham khảo thêm: Bài giảng Bến quê.
Bến quê được xuất bản năm 1985. Với cốt truyện rất bình dị nhưng truyện chứa đựng những suy nghĩ, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi của gia đình của quê hương. Để nắm vững hơn nội dung bài học cũng như viết bài văn đạt kết quả cao, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
[vanmau]
Copyright © 2021 HOCTAP247