Bình giảng bài thơ Lai Tân của Hồ Chí Minh.

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

    Bài thất ngôn tứ tuyệt “Lai Tân" là bài thơ số 97 trong số 133 bài thơ của “Ngục trung nhật kí" của Hồ Chí Minh. Bài thơ số 98 sau đó, với nhan đề "Đáo Liễu Châu", tác giả ghi rõ ngày viết là 9-12-1942, có câu: “Mồng chín ta vừa đến Liễu Châu – Ngoảnh lại hơn trăm ngày ác mộng...". Từ nhà lao Thiên Giang, Bác Hồ viết bài "Thiên Giang ngục" ngày 1-12-1942 (bài 94), rồi bị giải đi Lai Tân bằng tàu hỏa, được ngồi trên đống than, Bác hóm hỉnh viết: “Nhưng so với đi bộ còn sang chán!". Qua đó, ta biết bài thơ “Lai Tân" được Hồ Chí Minh viết vào tuần đầu của tháng 12-1942. Vì là "Nhật kí...” nên phải tìm hiểu cặn kẽ như thế!

   “Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy hay chỉ là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy? Một câu hỏi rất thú vị được đặt ra.

   Đây là bản dịch bài thơ của Nam Trân:

         "Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc,

             

Hướng dẫn giải

người, Cảnh trưởng kiếm ăn quanh,

               Chong đèn Huyện trưởng làm công việc,

Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

   Lai Tân là một huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Câu thơ thứ nhất nói về tên Ban trưởng - một tên cai ngục. Hắn không hung dữ, không quắt quay như những tên chúa ngục khác, mà chỉ "ngày ngày đánh bạc" (thiên thiên đổ). Hắn đã biến nhà tù thành một sòng bạc giữa thanh thiên bạch nhật. Nhà tù không phải là nơi cải tạo phạm nhân, không phải là nơi để thực thi luật pháp và công lí. Ban trưởng và tù nhân đều có vị thế như nhau: tất cả đều là con bạc, đều cùng hội đỏ đen, đang sát phạt lẫn nhau, cùng máu mê như nhau. Câu thơ chữ Hán nghĩa là: “Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc” được dịch thành “Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc" kể cũng hay, ở đây tiếng cười bật ra ở cái nghịch lí của sự vật, của con người, của hiện tượng mà nhà thơ nói đến, nhà thơ nhìn thấy, tiếng cười khẽ, thâm trầm, sâu sắc giàu trí tuệ.

   Vì đã trải qua “hơn trăm ngày ác mộng", bị giải lui giải tới mấy chục nhà lao tỉnh Quảng Tây, Người đã nhìn thấy bao nghịch lí, nghịch cảnh của bức tranh tù ngục, "cái oái oăm của sự đời":

   "Đánh bạc ở ngoài quan bắt tội,

        Trong tù đánh bạc được công khai,

Vào tù con bạc ăn năn mãi:

                Sao trước không vô quách chốn này!?".

            ( Đánh bạc)

   Mỗi bức tranh là một tiếng cười khẽ, châm biếm nhẹ nhàng mà thâm thuý, bài thơ “đánh bạc" giúp ta cảm và hiểu sâu hơn, thú vị hơn bức chân dung “Ban trưởng nhà giam ngày ngày đánh bạc".

   Câu thơ thứ 2, tác giả hình như nhìn thấy trên đường chuyển lao một cảnh sát trưởng:

“Cảnh trưởng tham thôn giải phạm tiền".

   Nam Trân đã dịch: “

Copyright © 2021 HOCTAP247