Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Tâm tư trong tù - Tố Hữu Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu.

Bình giảng đoạn thơ thứ hai trong bài Tâm tư trong tù của Tố Hữu.

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

    Tập thơ "Từ ấy" - tập thơ 10 năm của Tố Hữu (1937-1946) gồm có 72 bài thơ, trong đó, những bài trong phần "Xiềng xích" nói lên nỗi buồn cô đơn, niềm khao khát tự do và tự khẳng định bản lĩnh mình của người thanh niên cộng sản trong cảnh tù đày. Đây là đoạn thơ hay nhất, xúc động nhất trong bài thơ. Giọng thơ bồi hồi, náo nức:

" Cô đơn thay là cảnh thân tù,

...Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”.

   Bài thơ này được viết vào ngày 29.4.1939, khi nhà thơ bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà lao tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đó là một thời kì đen tối: giặc Pháp khủng bố trắng, biết bao nhiêu chiến sĩ của Đảng bị giặc giết hại và cầm tù. Cả đoạn thơ ghi lại diễn biến tâm trạng của Tố Hữu trong những ngày đầu sống trong cảnh tù ngục.

   Đoạn thơ gồm có 8 câu,; 4 câu đầu như một điệp khúc, hai lần được nhắc lại thiết tha bồi hồi. Nỗi buồn cô đơn đầy ắp tâm trạng. Lần đầu tiên người chiến sĩ trẻ bị đế quốc bắt giam và cầm tù. Cảnh ngộ mới bi thảm, sao mà chẳng cô đơn khi bị nhốt "giữa bốn tường vôi khắc khổ'"? Trước đó không lâu, tác giả còn là một thanh niên học sinh, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, hăng hái hoạt động cách mạng, trong phong trào sinh viên học sinh yêu nước. Niềm vui dào dạt trái tim tuổi thanh xuân:

"Ô vui quá! Rộn ràng trên vạn nẻo

Bốn phương trời và sau dấu muôn chân

Cũng như tôi, tất cả tuổi đương xuân

Chen bước nhẹ trong gió đầy ánh sáng".

(Hi vọng - 1938)

   Tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trẻ "lù một vườn hoa lú - Rất đậm hương vù rộn tiếng chim". Cuộc đời phía trước là những mùa xuân bát ngát với bao niềm say mê lạc quan yêu đời: "Bạn đời ơi, vui chút với trời hồng!". Thế mà giờ đây bị cùm trói, nằm trên xà lim lạnh lẽo, tốì tăm, bị ngăn cách hoàn loàn với thế giới bên ngoài. Dự là những thử thách hết sức nặng nề. Làm sao tránh khỏi cảm giác cô đơn?

   "Cỏ đơn thay lù cảnh thân tù!". Đó không phải là sự than thở, một tiếng kêu rên hèn yếu. Đó là sự xác nhận - xác nhận một sự thật phũ phàng, cay đắng. Thời gian trôi qua trong nhà tù dài lê thê, nặng nề: "Nhất nhật tại tù, thiên thu tại ngoại". Lại bị cách biệt với đồng chí, đồng bào nên càng cô đơn. Suốt đêm ngày, người chiến sĩ trẻ bị giam hãm trong ngục tối luôn luôn hướng ra bện ngoài với bao day dứt và khao khát:

"Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực,

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!".

   Hai thế giới cách biệt bởi song sắt nhà tù. Một chút ánh sáng "nhỏ nhẹ" cũng phải len qua khe cửa nhà ngục mới đến được với người chiến sĩ. Nhà thơ chỉ còn biết "lắng nghe" mọi âm thanh, ngoài đời vọng đến. Người tù cấm cố đón nhận mọi âm thanh, với một thái độ náo nức, mãnh liệt, với tấm lòng ham sống, thiết tha, yêu đời, để rồi thốt lên tiếc nuối: "Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!".

   Chữ "nghe” được nhắc lại nhiều lần. Tâm trạng bồn chồn như được xoáy sâu. Giọng thơ trở nên xúc động bồi hồi, tha thiết. Cuộc sống trào lên như nhắc nhở, nghe như vẫy gọi. Phải gắn bó với nhịp sống bên "ngoài kia". Phải gắn bó với phong trào cách mạng. Nhà thơ lắng tai nghe tiếng chim hót ban mai, tiếng gió thổi, tiếng dơi chiều đập cánh lúc hoàng hôn. Những âm thanh xa, gần, mơ hồ, thân thuộc ấy, giờ đây cảm thấy mới hơn, sôi động và náo nức hơn. Chim không chỉ hót mà “ reo”, gió không chỉ thổi mà dâng lên như thủy triều vỗ sóng, và tiếng dơi chiều đập cánh nghe “ vội vã” khác thường! Nằm trong phòng biệt giam, người chiến sĩ trẻ rung lên vì cảm động. Bức tranh sinh hoạt của quê hương được đặc tả qua tiếng nhạc ngựa, tiếng guốc gõ trên con đường nghe nhỏ, gần rồi xa dần trong đêm khuya:

"Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh,

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về...

   Thật là tinh tế trong gợi tả và biểu cảm. Một sự tiếc nuối dâng lên. Chỉ một tiếng lạc ngựa cũng đủ khơi gợi bao cảm xúc và tưởng tượng. Nhà thơ cảm nhận và hình dung ra cái "rùng chân" của con ngựa bên giếng cổ, và cả cái lạnh đã thấm sâu vào làn nước ở đáy tầng sâu. Người tù thao thức càng cảm thấy mình cô đơn và lạnh lẽo hơn bao giờ hết! ở hoàn cảnh tù đày, sự cô đơn không hề làm cho người chiến sĩ cách mạng tàn lụi và bé nhỏ đi, mà trái lại, cô đơn là để thức tỉnh, lay gọi và vươn tới, khẳng định một tâm thế giữ trọn "trinh bạch linh hồn trong bụi bẩn".

   Câu thơ "Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về" là một câu thơ rất hay, vần thơ bình dị mộc mạc ấy lại có sức lay động lòng người một cách thấm thía. Tất cả mọi âm thanh được nhắc đến bên trên (chim reo, tiếng dơi chiều đập cánh, tiếng gió thổi, tiếng lạc ngựa rung chân,...) chỉ là những nốt nhạc dạo đầu, khơi dòng tâm tư,... Và chỉ khi tiếng guốc to, nhỏ xa dần xuất hiện mới nhức nhối lòng người, mới xoáy sâu vào trái tim lòng người. Bởi lẽ, tất cả mọi âm thanh ấy đều hãy còn xa con người, chưa mang hơi ấm của con người. Chỉ có tiếng guốc bình dị yêu thương, mới là cuộc sống đích thực, mới nghe qua tưởng chừng lạc lõng, thậm chí còn tầm thường nữa. Tiếng guốc ấy gắn liền với mồ hôi, nước mắt của cần lao với bao lo toan về cơm áo hàng ngày. Tiếng guốc ấy cũng nhức nhối như "một tiếng rao đêm” nghe được giữa đêm khuya sau song sắt nhà tù:

"Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi,

   Anh nằm nghe qua cửa khám, xa xôi

         Tiếng em bước trên đường đêm nhỏ nhỏ

    Nhưng cũng đủ cho lòng anh nắm rõ”

(Xà lim Quy Nhơn, tháng 11.1941 )

   Từ mái trường đến với con đường cách mạng, rồi bị tù đày, tiếng guốc gợi nhớ gợi thương một thời trai trẻ với bao mộng đẹp. Nó chạm tới nơi sâu thẳm đáy tâm hồn và cuộc sống nên vang động sâu xa trong tâm tư nhà thơ. Mà nhà thơ lại đang bị tách khỏi cuộc sống, trong cảnh ngộ thân tù cô đơn, tiếng guốc dưới đường xa đi về càng nhói mạnh, càng quặn thắt nhói đau tim gan.

   Có đặt tám câu thơ trên vào trong cả bài thơ và gắn nó với ba tiếng "Bạn đời ơi” như một điệp khúc vang ngân trong tập thơ "Từ ấy" mới cảm nhận đầy đủ ý nghĩa sâu xa, lòng khao khát tự do cháy bỏng. Và tâm hồn người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng về ánh sáng, muốn thoát khỏi cảnh tù đày cùng đồng chí dấn thân vào gió bụi. Cũng như "Tâm tư trong tù", bài thơ "Khi con tu hú..." chứa đầy tâm trạng:

"Ta nghe hè dậy bên lòng,

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!

Ngột lùm sao, chết uất thôi,

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!".

   Thơ là sự cách điệu tâm hồn. Thơ hay là ở sự chân thực, là sự diễn tả tinh tế những rung động của hồn người trong chiều sâu và tầm cao của mạch sông và cuộc đời. Đoạn thơ trên vừa hướng nội, vừa hướng ngoại. Tưởng là cô đơn sầu não, nhưng sôi sục, trào dâng nhiệt huyết, bừng bừng khí thế. Nó là khúc tráng ca tự do.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247