Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 33 Ngữ Văn 9 Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 9

Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Lưu Quang Vũ

  • Lưu Quang Vũ sinh năm 1948 mất năm 1986.
  • Quê quán: Quảng Nam nhưng sống tại Hà Nội.
  • Cuộc đời
    • Lưu Quang Vũ tham gia kháng chiến chống Mĩ.
    • Thuộc thế hệ những nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
    • Là người đa tài và giàu tình cảm.

b. Tác phẩm

  • Xuất Xứ: Được viết năm 1985.
  • Hoàn cảnh sáng tác: Sau đại thắng mùa xuân năm 1975, đất nước hòa bình thống nhất và chuyển sang một thời kì lịch sử mới. Nhiệm vụ chính của đất nước là xây dựng nền kinh tế giàu mạnh và xã hội phồn thịnh.

3. Thể loại: kịch

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Vấn đề cơ bản, ý nghĩa nhan đề của vở kịch

  • Mâu thuẫn, xung đột giữa cái cũ và cái mới trong tình hình hiện tại của một xí nghiệp.
  • Ý nghĩa nhan đề: Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể, chung và riêng cần được nhìn nhận mới, không có chủ nghĩa tập thể chung chung, dẫn đến tình trạng cha chung không ai khóc. Cái "chúng ta" tạo thành từ những cái "tôi" cá nhân cụ thể.
    • Khi quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân được đảm bảo và thống nhất quyền lợi và nghĩa vụ của tập thể lúc đó sẽ tạp ra sức mạng tổng hợp.
    • Nếu chỉ nói chúng ta cách chung chung mà không tạo điều kiện và cơ chế để người lao động sản xuất có hiệu quả, lại cứ bán vào những nguyên tắc, chỉ thị lỗi thời thì tất cả là giáo điều, giậm chân tại chỗ và chỉ là lời kêu gọi suông.

⇒ Đó là vấn đề thời sự của đất nước ta trong những năm 80 của thế kỉ XX, những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước.

b. Diễn biến mâu thuẫn - xung đột trong đoạn trích, tính cách nhân vật

  • Các nhân vật
    • Những người tiên phong: Giám đốc Hoàng Việt, Lê Sơn, các công nhân như Dũng, ông Quych, bà Bông
    • Những người bảo thủ: Phó giám đốc Nguyễn Chính, Trưởng phòng tài vụ, quản đốc Trương.
  • Tình huống xung đột kịch
    • Quyết định táo bạo của giám đốc Hoàng Việt và kĩ sư Lê Sơn đã gây ra những phản ánh gay gắt từ PGĐ Nguyễn Chính và quản đốc Trương
  • Các vấn đề được nêu
    • Những người tiên phong: Mức sản xuất có thể tăng hơn 5 lần so với hiện nay, chủ động đặt ra kế hoạch của chúng ta, cần thêm 300 công nhân nữa, chuẩn bị lãnh lương mới, tăng lên 4 lần, bỏ chức quản đốc.
    • Phe bảo thủ: Biên chế công nhân không thể thêm, kế hoạch đã do cấp trên quy định, phải có thêm kế hoạch 2, kế hoạch 3, không có quỹ lương cho thợ hợp đồng...
    • Giám đốc Nguyễn Chính đã trả lời: Không thể có kế hoạch ngược đời chỉ làm theo cấp trên. Xí nghiệp chỉ cần một kế hoạch, nhưng là kế hoạch do chúng ta tự định ra, Phải tuyển dụng thêm công nhân, sử dụng thợ hợp đồng. Dừng việc xây nhà khách sẽ có đủ tiền trả đủ 2 tháng lương, phá vỡ nguyên tắc chi tiêu cho tiền sử máy móc.
  • Tính cách của các nhân vật
    • Giám đốc Hoàng Việt: nhân vật trung tâm, là người lãnh đạo, có tinh thần và trách nhiệm cao, thông minh và nghị lực, dũng cảm và mạnh dạn. Anh rất thẳng thắn khi làm việc, dám chịu trách nhiệm với công việc của mình không vì bản thân mà vì lợi ích của xí nghiệp, vì đời sống của anh chị em công nhân. Đó là mẫu người lãnh đạo thời kì đổi mới.
    • Lê Sơn: Là người có chuyên môn giỏi, hết lòng hết sức và từng gắn bó nhiều năm với xí nghiệp. Dù biết cuộc đấu tranh rất khó khăn nhưng anh vẫn chấp nhận, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
    • PGĐ Nguyễn Chính: là con người máy móc, bảo thủ, gian manh. Không khéo xu lịnh và luồn lọt cấp trên, đánh đổ bốn đời giám đốc. Nguyễn Chính luôn vịn vào cơ chế, nguyên tắc dù nó đã bị lạc hậu để chống lại cái mới.
    • Quản đốc Trương: Là người khô khan, hách dịch, thích tỏ ra quyền thế.Suy nghĩ làm việc như cái máy, khô cằn tình người.

c. Cảm nhận về xu thế phát triển và kết thúc vở kịch

  • Đây là cuộc đấu tranh có tính tất yếu, gay gắt và dai dẳng. Nhưng cuối cùng phần thắng đã thuộc về Hoàng Việt và Lê Sơn vì họ đại diện cho những người ưu tú của cái mới, cái tiến bộ.
  • Bên cạnh đó các quan niêm, cách làm mới, táo bạo ở giai đoạn đầu tất nhiên sẽ vấp phải nhiều cản trở, khó khăn.
  • Chiến thắng đã thuộc về cái mới, cái tiến bộ.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Vấn đề đổi mới trong sản xuất, đen lại lợi ích cho mọi người.
      • Cần phá bỏ cách nghĩ, cơ chế lạc hậu, cũ kĩ.
      • Cần mạnh dạn đổi mới phương thức tổ chức, lề lối hoạt động
      • Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần những con người có trí tuệ và bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.
      • Nghệ thuật: kịch
    • Nghệ thuật

      • Cách xây dựng tình huống kịch hấp dẫn và khắc họa rõ nét tính cách nhân vật.

Ví dụ:

Đề: Phân tích từ nhan đề và ý nghĩa vở kịch "Tôi và chúng ta" của nhà văn Lưu Quang Vũ, hãy viết bài văn nghị luận nêu suy nghĩ của em về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay.

 

Gợi ý làm bài

1. Mở bài

  • Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm. Nêu nội dung chính của đoạn kịch ảnh hưởng tới quan hệ cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay.

2. Thân bài

  • Trình bày những hiểu biết khía quát về nhan đề và ý nghĩa vở kịch "Tôi và chúng ta" của Lưu Quang Vũ.
    • Phản ánh cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới. Một bên tư tưởng bảo thủ, nguyên tắc, quy chế, cứng nhắc, lạc hậu. Một bên là những dự án mới, kế hoạch đổi mới vì lợi ích tập thể.
    • Không có chủ nghĩa chung chung. Cái ta được hình thành từ nhiều cái tôi cụ thể.
  • Trình bày những hiểu biết về cái "tôi" và cái "ta".
    • Tôi là số ít là cá nhân với những suy nghĩ chủ quan.
    • Ta vừa là cái chung vừa là cái riêng, chỉ tập thể nhiều cái tôi cùng tham gia.
    • Một tập thể mạnh khi có nhiều cá nhân xuất sắc, một tổ chức sống cá nhân ổn định, vững mạnh.
  • Những biểu hiện cụ thể của mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống hiện nay.
    • Trong nhiều tổ chức, nhiều tập thể vẫn có cá nhân hết lòng cống hiến để xây dựng cơ quan, đơn vị.
    • Bên cạnh đó một số họ đã thờ ơ trong công việc, chỉ biết sống vì lợi ích riêng mình.
    • Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong cuộc sống ngày nay có phần xấu đi, mọi người dường như chỉ còn làm việc theo trách nhiệm làm đủ, đúng hoặc chưa hết mình vì công việc.
  • Trước hiện trạng đó mỗi cá nhân chúng ta cần làm gì?
    • Cần nêu cao tinh thần đoàn kết, trách nhiệm của mỗi người trong tổ chức, cơ quan.
    • Tập thể phải bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân, bênh vực cá nhân, khích lệ họ vượt lên mọi hoàn cảnh.
  • Liên hệ mở rộng đến những quan điểm của người xưa.

"Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"

  • Mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể không chỉ là sự hợp tác trong nước mà còn trên phạm vi quốc tế. Tất cả vì tinh thần đoàn kết, hòa bình phát triển và sự tiến bộ đất nước.

3. Kết bài

  • Nhận ra sự quan trọng của việc loại bỏ những gì lạc hậu, hủ tục thay vào đó là những cải tiến và những cái mới. 
  • Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt cần phải có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh dám nghĩ dám làm.

3. Soạn bài Tôi và chúng ta

Giữa thập kỉ tám mươi của thế kỉ XX, công chúng yêu kịch có dịp được thưởng thức những vở kịch nóng hổi tính thời sự của nhà thơ, nhà soạn kịch tài năng Lưu Quang Vũ. Những vấn đề của đất nước trong giai đoạn chuyển mình, đổi mới nhằm đáp ứng mục tiêu xây dựng đất nước đã được đề cập một cách khá cụ thể, có ý nghĩa khái quát trong vở kịch Tôi và chúng ta của tác giả. Để dễ dàng nắm được nội dung kiến tức cũng hư trả lời được hệ thống câu hỏi trong phần đọc hiểu, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Tôi và chúng ta - Lưu Quang Vũ.

4. Một số bài văn mẫu về Tôi và chúng ta

Mod Ngữ văn sẽ cập nhật một số bài văn mẫu về bài Tôi và chúng ta trong thời gian sớm nhất!

Copyright © 2021 HOCTAP247