Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 32 Ngữ Văn 9 Tổng kết phần Tập làm văn - Ngữ văn 9

Tổng kết phần Tập làm văn - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Ôn tập các kiểu văn bản đã học trong chương trình Ngữ văn THCS

TT Kiểu văn bản Phương thức biểu đạt Ví dụ về hình thức văn bản cụ thể
1 Văn bản tự sự - Mục đích: biểu hiện con người, quy luật đời sống, bày tỏ thái độ.

- Bản tin báo chí.

- Bản tường thuật, tường trình.

- Tác phẩm Lịch sử.

- Tác phẩm văn học nghệ thuật (truyện, tiểu thuyết, kí sự).

2 Văn bản miêu tả

- Tái hiện các tính chất thuộc tính sự vật, hiện tượng, giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Mục đích: giúp con người cảm nhận và hiểu được chúng.

- Văn tả cảnh, tả người, tả sự vật.

- Đoạn văn miêu tả trong tác phẩm tự sự.

3 Văn bản biểu cảm

- Bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp tình cảm, cảm xúc con người, tự nhiên xã hội, sự vật.

- Mục đích: bày tỏ tình cảm và khơi gợi sự đồng cảm.

- Điện mừng, thăm hỏi, chia buồn.

- Thư từ biểu lộ tình cảm giữa con người với con người.

- Tác phẩm văn học trữ tình: thơ, tùy bút, bút kí.

4 Văn bản thuyết minh - Trình bày thuộc tính, cấu tạo, nguyên nhân, kết quả có ích hoặc có hại của sự vật hiện tượng, để giúp người đọc có tri thức khả quan vì có thái độ đúng đắn đối với chúng.

- Thuyết minh sản phẩm.

- Giới thiệu di tích, thắng cảnh, nhân vật.

- Trình bày tri thức và phương thức trong khoa học.

5 Văn bản nghị luận

- Trình bày tư tưởng, chủ trương, quan điểm của con người đối với tự nhiên, xã hội, con người qua các luận điểm, luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Mục đích: thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt; từ bỏ cái sai, cái xấu.

- Cáo, hịch, chiếu, biểu.

- Xã luận, bình luận, lời kêu gọi.

- Sách lí luận.

- Tranh luận về một vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

6  Văn bản điều hành (hành chính công vụ)

- Trình bày theo mẫu chung và chịu trách nhiệm về pháp lý các ý kiến, nguyện vọng của cá nhân, tập thể đối với cơ quan quản lý hay ngược lại bày tỏ yêu cầu, quyết định của người có thẩm quyền đối với người có trách nhiệm thực thi hoặc thỏa thuận giữa công dân với nhau về lợi ích và chức vụ.

- Mục đích: Đảm bảo các quan hệ bình thường giữa người với người và theo quy định, pháp luật.

- Đơn cử.

- Báo cáo.

- Đề nghị.

- Biên bản.

- Tường trình.

- Thông báo.

- Hợp đồng.

1.2. Phần Tập làm văn trong chương trình Ngữ văn THCS

a. Mối quan hệ giữa phần Văn và Tập làm văn

  • Qua đọc hiểu văn bản hình thành kĩ năng viết tập làm văn:
    • Mô phỏng.
    • Học phương pháp kết cấu.
    • Học cách diễn đạt.
    • Gợi ý sáng tạo.

→ Đọc nhiều để học cách viết tốt.

b. Mối quan hệ giữa phần Tiếng Việt, Văn và Tập làm văn

  • Nắm được kiến thức cơ bản của phần Tiếng Việt:
    • Sẽ có kĩ năng dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, có cách diễn đạt hay.
    • Tránh được những lỗi thường gặp khi nói viết.

c. Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt đối với việc rèn luyện kĩ năng làm văn:

  • Đọc văn bản tự sự, miêu tả giúp kể chuyện và làm văn miêu tả hay, sinh động, hấp dẫn.
  • Đọc văn bản nghị luận, thuyết minh giúp cho học sinh cách tư duy logic khi trình bày một vấn đề, một tư tưởng.
  • Đọc văn bản biểu cảm giúp học sinh có cảm xúc sâu sắc hơn khi làm bài nghị luận.

1.3. Các kiểu văn bản trọng tâm

Kiểu văn bản Văn bản thuyết minh Văn bản tự sự Văn bản nghị luận
Mục đích  Tri thức khách quan, thái độ đúng đắn.  Biểu hiện con người, cuộc sống, bày tỏ thái độ, tình cảm.  Thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt; từ bỏ cái sai, cái xấu.
Đặc điểm cơ bản  Sự việc, hiện tượng khách quan.  Sự việc, nhân vật, người kể chuyện.  Luận điểm, luận cứ, lập luận.
Cách làm

- Có tri thức về đối tượng thuyết minh.

- Các phương pháp thuyết minh.

 Giới thiệu, trình bày diễn biến sự việc theo trình tự nhất định.  Xây dựng hệ thống lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
Các yếu tố kết hợp  Kết hợp các phương thức biểu đạt.  Kết hợp các phương thức biểu đạt.  Kết hợp các phương thức biểu đạt (mức độ vừa phải).
Ngôn ngữ  Chính xác, cô đọng, dễ hiểu.  Ngắn gọn, giản dị, gần gũi với cuộc sống thường ngày.  Chuẩn xác, rõ ràng, gợi cảm.
  • Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
    • Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.
    • Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.
    • Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.
  • Dàn bài chung của kiểu bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
    • Mở bài: giới thiệu tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. Nêu ý kiến đánh giá sơ bộ.
    • Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
    • Kết quả: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

Ví dụ:

Đề: Viết đoạn văn tự sự có sử dụng miêu tả nội tâm và nghị luận

 

Gợi ý làm bài

Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự ái vẫn thường nhạy cảm và dễ bị tổn thương như thế. Họ rất dễ chạnh lòng tủi thân trước những lời an ủi, cho dug là rất đồng cảm chân thành. Vì thế ta khó mà ở cho vừa ý họ...Tôi chỉ còn biết lặng lẽ thở dài...Một hôm, tôi phàn nàn về việc ấy với Binh Tư - một người kangs giềng khác của tôi. Binh Tư làm nghề ăn trộ nên hắn vốn không ưa Lão Hạc vì...Lão lương thiện quá! Có lần Binh Tư đã cười nhạt nói với tôi. 

– Các cụ đã dạy "Thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm!", cấm có sai!

Nhưng lần này thì khác, hẳn không cười nhạt mà bĩu môi một cách khinh bỉ, dằn giọng:

– Lão làm bộ đấy! Thật ra thì lão chỉ tâm ngẩm thế, nhưng cũng ra phết chứ chả vừa đâu, lão vừa xin tôi một ít bả chó...

Tôi trố to đôi mắt, ngạc nhiên. Rồi hắn thẽ thọt bỏ nhỏ vào tai tôi:

– Lão bảo có con chó nào cứ lảng vảng ở vườn nhà lão...Lão định cho nó sơi một bữa. Lão còn hẹn, nêu trúng, lão với tôi uống rượu đấy!!!

Hỡi ơi Lão Hạc! Thì ra đến lúc cùng đường tuyệt lộ lão cũng có thể làm liều như ai...Một người như thế ấy!...Một người đã từng khóc rống lên vì trót lừa một con chó!...Một người nhị ăn để dành tiền làm ma cho chính mình chỉ bởi không muốn phiền hàng xóm láng giềng...Con người đáng kính ấy bây giờ cũng cam chịu nhắm mắt làm một Binh Tư thứ hai ư? nếu vậy thì quả thật trong cuộc đời này, cứ mỗi ngày lại thêm bao nhiêu chuyện buồn đau, bi thảm.

3. Soạn bài Tổng kết phần Tập làm văn

Để tổng kết và hệ thống hóa những vấn đề về lí thuyết về phần Tập làm văn, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Tổng kết phần Tập làm văn.

Copyright © 2021 HOCTAP247