Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Thao tác lập luận bình luận Bài soạn các thao tác lập luận bình luận- mục đích, các bước, trả lời câu hỏi

Bài soạn các thao tác lập luận bình luận- mục đích, các bước, trả lời câu hỏi

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Soạn bài các thao tác lập luận bình luận chi tiết nhất- Các thao tác

      Soạn bài Các thao tác lập luận bình luận sẽ giúp các bạn nắm vững những nội dung về thao tác lập luận bình luận. Từ đó các thao tác lập luận bình luận đó để vận dụng vào viết bài nghị luận và ứng dụng trong cuộc sống. Tham khảo ngay bài soạn trên CungHocVui để đạt kết quả học tập tốt nhất!

 Các thao tác lập luận bình luận- CungHocVui

Các thao tác lập luận bình luận

Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận

 Mục 1 Các thao tác lập luận bình luận (trang 71/sgk)

-       Bình luận trong các trường hợp trên nhằm đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá, bàn bạc về sự đúng hay sai, hay hay dở, lợi hay hại của các vấn đề trong đời sống.

Mục 2 Các thao tác lập luận bình luận(trang 71/sgk)

-      Phân tích ngữ liệu “Xin lập khoa luật” của Nguyễn Trường Tộ (Ngữ văn 11, tập 1) ta thấy tác giả có đưa ra những quan điểm, nhận định cho rằng việc lập khoa luật là không cần thiết. Ông nêu ra vấn đề đúng và sai của đời sống rồi bàn bạc rất sâu. Theo đó, nhà vua chúa thống trị đất nước phải dựa vào luật, và thực hiện theo luật.

-      Nguyễn Trường Tộ có lý do rõ ràng để đề nghị lập khoa luật, bởi vì trong thực tế, ai nấy đều đã thống nhất rằng muốn trị nước thì phải dựa vào luật chứ không phải vào những lời nói suông trên giấy về trung hiếu lễ nghĩa, rằng luật pháp là công bằng và pháp luật cũng là đạo đức.

-       Đoạn trích Xin lập khoa luật của Nguyễn Trường Tộ là một đoạn lập luận bình luận. Vì đoạn trích thể hiện rõ tính chất đề xuất các vấn đề đồng thời nhận xét đánh giá của tác giả giúp người đọc, người nghe hiểu và tán thành với những đề xuất của tác giả.

Xem thêm: 

Hướng dẫn soạn phong cách ngôn ngữ chính luận chi tiết

Bài soạn phong cách ngôn ngữ báo chí 

Mục 3 Các thao tác lập luận và bình luận (trang 71/sgk)

Vì làm như vậy mới nắm vững được cách tổ chức luận cứ và luận điểm đạt tới mục đích đặt ra. Để từ đó vận dụng vào quá trình trình bày nhằm tạo nên sức thuyết phục cũng như lôi cuốn người nghe, người đọc.

Mục 4 Các thao tác lập, luận bình luận (trang 71/sgk)

- Bởi vì con người cần phải bình luận, dám bình luận để thể hiện những chính kiến, những quan điểm của mình và thuyết phục được người nghe về những vấn đề đó. Chính vì vậy, phải nắm kĩ năng bình luận thì bình luận hấp dẫn, lôi cuốn, thuyết phục khách quan.

Cách bình luận

Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận cũng phải:

 Soạn bài các thao tác lập luận bình luận- CungHocVui

Các thao tác trong lập luận bình luận

Bước thứ nhất: nêu hiện tượng (vấn đề) cần bình luận

a) Không nên nêu thái độ và sự đánh giá đó khi chưa trình bày rõ về hiện tượng (vấn đề) đều cần phải bình luận.

-       Nguyên nhân: Vì người đọc, người nghe không thế tiếp nhận và cảm thấy không hứng thú.

b) Trình bày các hiện tượng (vấn đề) cần phải rõ ràng và trung thực.

Bước thứ hai: đánh giá hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

-      Đối với người bình luận, điều quan trọng hơn cả là đề xuất và bảo vệ được nhận xét, đánh giá của bản thân mình.

-       Có nhiều cách để người bình luận đứng ra bảo vệ quan điểm của mình:

            (1) Đứng hẳn về phía đúng, bác bỏ phía sai.

            (2) Xem xét, kết hợp những phần đúng và loại bỏ phần chưa đúng của mỗi bên, sau đó đi tới đánh giá đúng và công bằng.

            (3) Đưa ra đánh giá của riêng mình khi đã phân tích hết các quan điểm khác nhau về các đề tài cần bình luận.

Xem thêm: 

Bài soạn: Luyện tập thao tác lập luận bình luận

Soạn bài phong cách ngôn ngữ chính luận

Bước thứ ba: bàn về hiện tượng (vấn đề) cần bình luận.

Luyện tập các thao tác lập luận bình luận

Câu 1 (trang 73/sgk)

Sai vì:

  • Mục đích ba kiểu bài này khác nhau.

  • Bình luận là bày tỏ quan điểm cá nhân, thuyết phục mọi người đồng ý. Bình luận cũng không phải giải thích, chứng minh cộng lại.

  • Người ta chỉ sử dụng giải thích và chứng minh trong quá trình thực hiện bình luận. 

 Các thao tác lập luận bình luận đầy đủ- CungHocVui

Các thao tác trong lập luận bình luận

 

Câu 2  (trang 73/sgk)

-      Đoạn trích có dùng thao tác bình luận, vì có nêu ra:

  • Vấn đề bình luận: nguyên nhân, hậu quả của tai nạn gian thông.

-     Giải quyết vấn đề: 

  • Dùng những lí lẽ: “Thần chết đã … đường phố”; “Những kẻ … giao thông”; “Những kẻ đầu …. khoái cảm”.

  • Chỉ ra nguyên nhân: Hạn chế khách quan và hạn chế chủ quan khi tham gia giao thông

-      Tác giả đã đưa ra lời bàn luận, lập luận thuyết phục: Vấn đề an toàn giao thông là hạnh phúc, là cơ hội gặt hái thành công để hội nhập, là thể hiện thái độ mến khách.

-      Đề xuất hành động cần: Tự điều chỉnh mình; Tự cứu mình và cứu người; cần một chương trình truyền thông hiệu quả để lưỡi hái tử thần không còn nghênh ngang trên đường phố.

Câu 3  (trang 73/sgk)

Bài “xin lập khoa luật” chúng ta còn có thể hiểu thêm:

-      Nêu vai trò của pháp luật đối với xã hội ta hiện nay.

-      Làm thế nào để có luật nghiêm và làm tốt việc giáo dục pháp luật trong xã hội

-      Ý thức sống và làm theo pháp luật của công dân hiện nay.

       Trên đây, CungHocVui vừa hướng dẫn các bạn soạn bài các thao tác lập luận bình luận theo câu hỏi hướng dẫn học bài trong SGK Lớp 11 chương trình chuẩn. Chúc các bạn học tốt!





 

Copyright © 2021 HOCTAP247