Trang chủ Lớp 11 Soạn văn Lớp 11 SGK Cũ Phong cách ngôn ngữ chính luận Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

Soạn bài Phong cách ngôn ngữ chính luận - Ngắn gọn nhất

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

I. Văn bản chính luận và ngôn ngữ chính luận

Câu 1

a. Tuyên ngôn.

- Thể loại: Văn chính luận, tuyên ngôn, tuyên bố

- Mục đích: tuyên bố độc lập dân tộc

   Tuyên ngôn dựng nước của nguyên thủ quốc gia, (công bố nền độc lập của đất nước).

- Thái độ, quan điểm: khẳng định quyền được sống, tự do, mưu cầu hạnh phúc, giọng văn hùng hồn danh thép.  Người viết đứng trên lập trường của dân tộc , nguyện vọng của dân tộc để viết lên bản tuyên ngôn lịch sử.

b. Bình luận thời sự

- Thể loại: Văn chính luận.

- Mục đích: chỉ rỏ kẻ thù là phát xít Nhật.

   Tổng kết một giai đoạn cách mạng

- Thái độ, quan điểm : Đứng trên lập trường của dân tộc, lập trường của người cộng sản trong sự nghiệp chống đế quốc và phát xit giành độc lập tự do cho dân tộc.

c. Xã luận

- Thể loại: văn chính luận.

- Mục đích: Phân tích những thành tựu mới về các lĩnh vực của đất nước, vị thế của đất nước trên trường quốc tế.

- Thái độ, quan điểm: khẳng định nước Việt Nam căng tràn sức sống, sức xuân, trỗi dậy mãnh liệt sức sống ấy biểu hiện ở mọi nơi, mọi người thành tựu về nhiều lĩnh vực, giọng văn hào hứng xôi nổi. Đó là niềm tự hào, tin tưởng vào tương lai tươi sáng cả dân tộc nhân dịp đầu năm mới.

Luyện tập

Câu 1:

Phân biệt giữa nghị luận và chính luận:

- Nghị luận

+ Là một phương pháp tư duy (diễn giảng, lập luận, bàn bạc). Một kiểu làm văn trong nhà trường (nghị luận văn chương, nghị luận xã hội)

+ Sử dụng ở tất cả mọi lĩnh vực khi cần trinh bấy diễn đạt.

- Chính luận.

+ Là một phong cách ngôn ngữ độc lập với phông cách ngôn ngữ khác.

+ Chỉ thu hẹp trong phạm vi trình bầy quan điểm về vấn đề chính trị.

Câu 2:

   Đây là đoạn văn theo phong cách ngôn ngữ chính luận vì:

+ Mục đích của đoạn trích: trình bày, đánh giá vấn đề mang tính thời sự, chính trị: tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

+ Dùng ngôn ngữ chính luận: nhiều từ chính trị: Dân ta, tổ quốc, yêu nước, xâm lăng, bán nước, cướp nước…

+ Câu văn ngắn gọn, mạch lạc chặt chẽ có sức thuyết phục.

+ Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, hình ảnh so sánh cụ thể => sức hấp dẫn và truyền cảm

+ Đoạn văn thể hiện rõ quan điểm chính trị về truyền thống yêu nước.

Câu 3:

- Thể hiện rõ lập trường chính nghĩa của cuộc kháng chiến, thái độ dứt khoát với thực dân Pháp, kêu gọi cả nước quyết tâm đánh giặc

- Luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, luận cứ đáng tin cậy, logic, khoa học, có sức thuyết phục cao:

+ Nêu tình thế chúng ta phải chiến đấu: “Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.”

“Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.”

+ Chúng ta chiến đấu bằng vũ khí gì: súng, gươm ,cuốc, thuổng, gậy gộc khẳng định đó là cuộc chiến tranh nhân dân

+ Tinh thần quyết tâm chiến đấu để giữ nước: “bất kì người Việt Nam nào với bất kì phương tiện gì cũng có thể dùng làm vũ khí đều phải đứng lên chống Pháp” (từ ngữ giản dị: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ; vũ khí: súng, gươm, cuốc, thuổng, gậy gộc...).

+ Thể hiện niềm tin vào chiến thắng: “Nhất định thắng lợi, độc lập, thống nhất. Khẳng định niềm tin chiến thắng của chúng ta.”

- Dùng lí lẽ, dẫn chứng để phơi bày dã tâm xâm lược của kẻ thù.

-

Hướng dẫn giải

thích, thuyết phục mọi người  cần tham gia đánh giặc cứu nước như thế nào

-> xác đáng, chặt chẽ

- Giọng văn hùng hồn, đanh thép, có sức truyền cảm manh mẽ.

Click vào Bài tiếp theo > để xem bài soạn đầy đủ

Copyright © 2021 HOCTAP247