Công nghệ 12 Bài 5: Thực hành Điôt - Tirixto - Triac

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. CHUẨN BỊ

1.1.1. Dụng cụ, vật liệu

  • Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc
  • Điôt các loại: tiếp điểm, tiếp mặt (loại tôt và xấu): 4 chiếc
  • Tirixto và các triac (loại tốt và xấu): 4 chiếc
  • Pannel: 1 cái
  • Dây dẫn: 3 đoạn

1.1.2. Những kiến thức có liên quan

1.2. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH THỰC HÀNH

  • Bước 1. Quan sát, nhận biết các loại linh kiện:

​Căn cứ hình dạng, cấu tạo bên ngoài để chọn riêng ra : Điốt tiếp điểm, điốt tiếp mặt, tirixto, triac.

Điôt tiếp điểm: hai điện cực, dây dẫn nhỏ

Hình 1. Điôt tiếp điểm

Điôt tiếp mặt: hai điện cực, dây dẫn to

Hình 2. Điôt tiếp mặt

Tirixto và triac có 3 điện cực

Hình 3.  Một số loại Tirixto thường gặp

Hình 4.  Một số loại Triac thường gặp

  • Bước 2. Chuẩn bị đồng hồ đo
    • Chuyển đồng hồ vạn năng về thang đo điện trở x100 Ω. Kiểm tra chỉnh lại chỉnh lại kim đồng hồ cho đúng vị trí 0 Ω. thì chập hai đầu que đo lại
    • Que đỏ cắm ở cực dương (+) của đồng hồ là cực âm (-) của pin 1,5V trong đồng hồ
    • Que đen cắm ở cực âm (-) của đồng hồ là cực dương (+) của pin 1,5V trong đồng hồ
  • Bước 3. Đo điện trở thuận và điện trở ngược của các linh kiện

1. ĐIÔT:

Hình 5. Cách đo kiểm tra Điốt

2. TIRIXTO:

Hình 6. Cách đo kiểm tra Tirixto

3.TRIAC:

Hình 7. Cách đo kiểm tra Tirixto

Câu 1

Tại sao lại dùng thang đo Ω x 100 để đo kiểm tra bán dẫn mà không dùng thang đo Ω x 1 hoặc Ω x 1000?

Gợi ý trả lời:

Vì cấu tạo của đồng hồ vạn năng khi ở thang đo Ω x 100 là điện áp có 1,5V và dòng điện chạy qua chất bán dẫn là nhỏ nhất nên an toàn cho bán dẫn; ở thang đo Ω x 1 điện áp là 1,5V nhưng dòng điện lớn nhất, thang đo Ω x 1000 điện áp là 9V, cao nhất, 2 trường hợp này là không an toàn cho bán dẫn.

Câu 2

Biểu thị của trị số điện trở như thế nào là Điôt đã bị đánh thủng và Điôt bị đứt?

Gợi ý trả lời:

Đo điện trở thuận, ngược cả hai chiều của Điôt nếu bằng 0 là bị đánh thủng, nếu lớn ∞ là bị đứt.

3. Luyện tập Bài 5 Công Nghệ 12 

Sau khi học xong Bài 5: Thực hành: Điôt - Tirixto - Triac, hi vọng các em sẽ biết nhận dạng được các loại điôt, tirixto, triac; thực hiện được cách đo điện trở thuận và điện trở ngược của các loại linh kiện để có thể xác định điện cực anôt, catôt; xác định loại tốt hay xấu;... 

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Thực hành Điôt - Tirixto - Triac cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. UAK < 0 và UGK > 0
    • B. UAK < 0 và UGK < 0
    • C. UAK > 0 và UGK < 0
    • D. UAK > 0 và UGK > 0
    • A. Triac có ba cực là: A, K và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A và K
    • B. Triac có ba cực là: A1, A2 và G, còn Điac thì chỉ có hai cực là: A1 và A2
    • C. Triac và Điac đều có cấu tạo hoàn toàn giống nhau
    • D. Triac có hai cực là: A1, A2, còn Điac thì có ba cực là: A1, A2 và G
    • A. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và không cần cực G điều khiển lúc mở
    • B. Khi đã làm việc thì cực G không còn tác dụng nữa
    • C. Có khả năng dẫn điện theo cả hai chiều và đều được cực G điều khiển lúc mở
    • D. Có khả năng làm việc với điện áp đặt vào các cực là tùy ý

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Công Nghệ 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Copyright © 2021 HOCTAP247