1. ĐẶC TRƯNG CỦA KỊCH, CẤC KIỂU LOẠI KỊCH VÀ YÊU CẦU ĐỌC
KỊCH BẢN VĂN HỌC •
Kịch là dùng lời thoại của nhân vật, tái tạo những mâu thuẫn, xung đột trong cuộc sống. Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp của nhiều bộ môn, nhiều người (đạo diễn, diễn viên, hóa trang, ánh sáng, đạo cụ, tác giả kịch bản (kịch tác gia)... chỉ có kịch bản (vở kịch) mới thuộc thể loại văn học, đồng đẳng với truyện, kí, thơ.
Gồm có bi kịch, hài kịch và chính kịch.
Xét theo hình thức ngôn ngữ trình diễn lại có kịch thơ (lời thoại bằng thơ), kịch nói (lời thoại bằng ngôn ngữ đời thường), ca kịch (lời thoại bằng hát như tuồng, chèo, cải lương).
Yêu cầu đọc kịch bản văn học
2. ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN NGHỊ LUẬN, CÁC KIÊU LOẠI VĂN NGHỊ LUẬN VÀ YÊU CẦU VỀ ĐỌC VĂN NGHỊ LUẬN
Nghị luận là dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để bàn luận về một vân đề nào đó. Văn nghị luận tác động vào lí trí nhận thức và cả tâm hồn người đọc giúp họ hiểu rõ vấn đề đã nêu ra. Vãn nghị luận có ngôn ngữ giàu hình ảnh, giàu biểu cảm và nhất là từ ngữ phải vô cùng chính xác.
• Các kiểu loại văn nghị luận Cổ 2 loại:
Yêu cầu về đọc văn nghị luận
Tìm hiểu thân thế tác giả và hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Nắm bắt mạch suy nghĩ, sự vận động của tư tưởng theo tiến trình diễn giải, trình bày vấn đề.
Cảm nhận tâm tư tình cảm như một mạch chìm trong dòng chảy của tác phẩm.
Phân tích nghệ thuật lập luận: cách nêu chứng cứ, sử dụng ngôn ngừ và tác dụng của chúng.
Nêu khái quát giá trị của tác phẩm nghị luận và rút ra những bài học sâu sắc.
1. Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Rê-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia).
Trong đoạn trích Tình yếu và thù hận không có xung đột giữa tình yêu và lòng thù hận nhưng không có xung đột giữa tình yêu của đôi trai gái Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ. Trong đoạn trích này chỉ cổ tình yêu trong sáng dũng cảm vượt lên thù hận. Thật vậy, Rô-mê-ô yêu Giu-li-ét chẳng chút ngần ngại, chẳng chút so đo. Chàng sẵn sàng từ bỏ tên họ mình. Còn Giu-li-ét chi băn khoãn một điều là không biết Rô-mê-ô có vượt qua thù hận gia đình không. Trong tâm hồn nàng tràn ngập tình yêu với Rồ-mê-ô.
2. Phân tích nghệ thuật lập luận trong văn bản Ba cống hiến vĩ đại của Các Mác (Ăng-ghen).
Cấu trúc lập luận trong bài phát biểu gồm bảy đoạn. Phần mở đầu gồm hai đoạn 1 và 2. Phần nội dung chính gồm bôn đoạn 3, 4, 5, 6. Phần kết luận gồm đoạn 7 và câu cuối cùng.
Biện pháp lập luận trong phần nội dung chính là so sánh tăng tiến (hay so sánh tầng bậc): nội dung đoạn sau có giá trị cao hơn đoạn trước. Ẫng-ghen đã tổng kết ba công hiến vĩ đại của Mác cho loài người: tìm ra quy luật phát triển của xã hội là hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc (đoạn 3); phát hiện ra giá trị thặng dư, quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa (đoạn 4); khẳng định phải biến lí thuyết thành hành động cách mạng (đoạn 5, 6). Các vế câu ở đầu mỗi đoạn được coi là dấu hiệu của lập luận tâng tiến: “Nhưng không phải chỉ có thế mà thôi”; “Nhưng đấy hoàn toàn không phải là điều chủ yếu ở Mác”; “... nhưng niềm vui cùa ông còn lớn hơn nữa..”.
Nghệ thuật lập luận là một nhân tố quan trọng góp vào thành công của bài Ba cổng hiến vĩ đại của Các Mác.
Copyright © 2021 HOCTAP247