Sau đây, cunghocvui.com sẽ tổng hợp lý thuyết về chủ đề kính lúp trong bộ môn Vật lý lớp 11 để giúp độc giả có thể dễ dàng thực hiện được bài tập kính lúp.
- Dụng cụ quang chia thành 2 nhóm:
+ Dụng cụ quan sát vật nhỏ: kính lúp, kính hiển vi...
+ Dụng cụ quan sát vật xa: kính thiên văn, ống nhòm...
- Dụng cụ quang bổ trợ cho mắt đều có tác dụng tạo ảnh với góc trông lớn hơn góc trông vật nhiều lần.
- Kính lúp được phát minh bởi triết gia người Anh Roger Bacon vào năm 1250.
- Kính lúp là dụng cụ quang học bổ trợ cho mắt để quan sát các vật nhỏ. Kính lúp được cấu tạo bởi một thấu kính hội tụ (hay một hệ ghép tương đương với một thấu kính hội tụ) có tiêu cự nhỏ (vài xen-ti-mét).
- Đặt vật AB trước kính, trong khoảng tiêu cự của kính để có ảnh ảo A'B' cùng chiều lớn hơn vật, Mắt đặt sau kính để quan sát ảnh ảo này. Điều chỉnh vị trí vật hay vị trí kính để ảnh ảo này trong giới hạn nhìn rõ của mắt.
+ Khi điều chỉnh để ảnh ở cực cận => ngắm chừng ở điểm cực cận.
+ Khi điều chỉnh để ảnh ở cực viễn => ngắm chừng ở điểm cực viễn.
+ Khi điều chỉnh để ảnh ở vô cực => ngắm chừng ở điểm vô cực.
- Đại lượng đặc trưng cho tác dụng trên là số bội giác:
Trong đó:
+ \(\alpha\): góc trông ảnh qua kính lúp.
+ \(\alpha_o\): góc trông vật trực tiếp khi vật đặt ở điểm cực cận.
+ \(tan\alpha _o = \dfrac{AB}{OC_c}\)
+ \(tan\alpha = \dfrac{A'B'}{OA'}\)
+ Ngắm chừng ở cực cận: \(OA' = OC_c => G_c = \dfrac{A'B' }{AB} = \left | k_c \right |\)
+ Ngắm chừng ở cực viễn: \(OA' = OC_V\) => \(G_V = \left | k_v \right | = \dfrac{OC_c }{OC_v} \)
+ Ngắm chừng ở vô cực: \(G_\propto = \dfrac{OC_c}{f}\)
Trong quá trình sản xuất, trên kính lúp thường ghi các giá trị 3x, 5x, 8x...sẽ có số bội giác tương ứng là 3, 5, 8...có khả năng làm cho góc trông ảnh qua kính lớn hơn 3, 5, 8 lần...góc trông trực tiếp vật.
Ví dụ: Một người có khoảng nhìn rõ từ 15 cm đến \(\propto \). Người đó quan sát vật nhỏ qua kính lúp tiêu cự 5 cm.
a) Xác định khoảng đặt vật trước kính.
b) Tính số bội giasv của người đó khi ngắm chừng ở vô cực (ngắm chừng ở cực viễn).
Hướng dẫn giải:
Khoảng đặt vật phía trước phải thỏa mãn điều kiện thu được ảnh qua kính nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
\(d'_1 = -OC_c = -15 cm => d_1 = d'_1f/(d'_1 - f) = 3,75 cm\)
\(d'_2 = -OC_v = \propto => d_2 = f = 5 cm\)
=> Khoảng đặt vật 3,75 cm \(\leq \) d \(\leq \) 5 cm.
Số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực của người đó.
\(G = Đ/f = 15/5 = 3\)
Xem thêm: Cách giải các bài tập cơ bản và nâng cao tương tự
Trên đây là toàn bộ lý thuyết về chủ đề kính lúp, rất mong bổ ích đối với độc giả!
Copyright © 2021 HOCTAP247