Một người cận thị có khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận là 10cm và đến điểm cực viễn là 50cm, quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ là 10 điôp. Mắt đặt sát sau kính.
a) Phải đặt vật trong khoảng nào trước kính?
b) Tính số bội giác của kính lúp với mắt của người ấy và số phóng đại của ảnh trong các trường hợp sau:
- Ngắm chừng ở điểm cực viễn.
- Ngắm chừng ở điểm cực cận
OCC = 10cm, OCV = 50cm, D = 10 điôp
\(\Rightarrow f = 10 cm; l = 0\)
a) Ngắm chừng ở CV: \(d' = -50cm \Rightarrow d = {{d'f} \over {d' - f}} = {{ - 50.10} \over { - 50 - 10}} = 8,33cm\)
Ngắm chừng ở CC: \(d' = - 10cm \Rightarrow d = {{d'f} \over {d' - f}} = {{ - 10.10} \over { - 10 - 10}} = 5cm\)
Phải đặt vật trong khoảng \(5cm \le d \le 8,33cm\)
b) \({G_V} = {k_V}{{O{C_c}} \over {O{C_v}}} = - {{d'} \over d}.{{O{C_c}} \over {O{C_v}}} = - {{ - 50} \over {8,33}}.{{10} \over {50}} = 1,2\)
\({k_V} = - {{d'} \over d} = {{50} \over {8,33}} = 6\)
\({G_C} = {k_C} = - {{d'} \over d} = - {{ - 10} \over 5} = 2\)
Copyright © 2021 HOCTAP247