Trang chủ Lớp 11 Khác Lớp 11 SGK Cũ Bài 2. Axit, bazơ và muối Tổng hợp lý thuyết tính chất Hóa học của axit

Tổng hợp lý thuyết tính chất Hóa học của axit

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Bài viết không chỉ tổng hợp các kiến thức về tính chất hóa học của axit mà còn chỉ ra cho bạn biết axit mạnh nhất, một số axit quan trọng, gốc axit là gì, kim loại tác dụng với axit tạo phản ứng hay sản phẩm gì. Để biết rõ hơn cùng với tìm hiểu ngay thôi!

Axit

I) Tìm hiểu khái quát

Ở phần này ta sẽ đi vào tìm hiểu sơ lược các kiến thức về axit là gì, gốc axit là gì, axit nào mạnh nhất, một số axit quan trọng cần biết.

1) Axit là gì?

Bất kì chất nào tạo được dung dịch có độ pH nhỏ hơn 7 khi hòa tan trong nước thông thường sẽ là axit.

2) Gốc axit là gì?

- Với hóa vô cơ: Phân tử mất đi nguyên tử hidro thì sẽ tạo thành góc axit.

- Với hóa hữu cơ: Gốc axit được tạo thành phức tạp hơn. (Đến chương 9 - Hóa học lớp 11 các bạn sẽ được tìm hiểu kĩ hơn)

3) Một số axit quan trọng

  • Axit mạnh: HCl, \(H_2SO_4\)\(HNO_3\),...
  • Axit yếu: \(H_2S\)\(H_2CO_3\),...

Axit mạnh nhất hiện nay không phải 2 loại axit trên, axit fluoroantimonic là axit mạnh nhất hiện nay. Nó có công thức hóa học là \(H_2FSbF_6\).

II) Tính chất hóa học của axit

1) Tác dụng với quỳ tím

Dung dịch axit tác dụng làm quỳ tím đổi màu thành đỏ.

2) Kim loại tác dụng với axit

Kim loại tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và giải phóng khí hidro.

VD: 

\(Fe + 2HCl \rightarrow FeCl_2 + H_2\)

Lưu ý:

  • Có một số kim loại không tác dụng với HCl, \(H_2SO_4\) là Cu, Ag, Hg,...
  • \(HNO_3\)\(H_2SO_4\) đặc tác dụng được với nhiều kim loại nhưng phản ứng không giải phóng hidro.

3) Axit tác dụng với bazo

Sản phẩm tạo thành khi axit tác dụng với bazo là muối + nước.

VD:

\(H_2SO_4 + Mg(OH)_2 \rightarrow MgSO_4 + 2H_2O\)

4) Axit tác dụng với oxit bazo

Sản phẩm tạo thành là muối + nước.

VD: 

\(Fe_2O_3 + 6HCl \rightarrow FeCl_3 + 3H_2O\)

III) Luyện tập

Bài 1: Cho các axit sau đây, chọn đáp án chứa các axit mạnh

A. \(HNO_3\), HCl, \(H_2CO_3\)

B. \(H_2CO_3\)\(H_2S\)

C. \(HNO_3\), HCl, \(H_2SO_4\)

D. \(HNO_3\)\(H_2SO_4\)

Chọn C

Bài 2: Có 2 lọ không nhãn đụng dung dịch không màu là HCl, \(H_2SO_4\). Dùng thuốc thử gì để nhận biết 2 dung dịch không màu này?

A. Quỳ tím

B. Dung dịch \(BaCl_2\)

C. Dung dịch \(Fe_2O_3\)

D. Không dung dịch nào.

Chọn B

Bài 3: Dung dịch \(H_2SO_4\) 1,5M, thể tích 300ml trung hòa dung dịch với NaOH 40%. Tính \(m_{NaOH}\) cần dùng.

A. 70g

B. 80g

C. 90g

D. 100g

Chọn C

Bài 4: Cho 200ml KOH 1M tác dụng với dung dịch \(H_2SO_4\) 1M, thể tích 200ml. Sau phản ứng cho thêm một mảnh Mg dư vào thấy thoát ra V khí \(H_2\) ở đktc. Hỏi \(V_{H_2}\) bằng?

A. V = 2,24l

B. V = 3,36l

C. V = 6,72l

D. V = 4,48l

Chọn A

Xem thêm>>>Bài 2. Axit, bazơ và muối - Hóa lớp 11

Trên đây là bài viết mà đã tổng hợp được về axit như tính chất hóa học của axit, axit mạnh nhất, một số axit quan trọng, gốc axit là gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích được cho các bạn trong quá trình học tập, chúc các bạn học tập tốt

Copyright © 2021 HOCTAP247