Để làm tốt các bài tập Hóa học lớp 11, không thể bỏ qua chủ đề Nito. Trong bài viết dưới đây, cunghocvui.com sẽ giúp cho chúng ta biết: Nito hóa trị mấy? Khí nito có độc không?...
I. Cấu hình electron nguyên tử
- Vị trí nitơ: ô thứ 7, chu kỳ 2, nhóm VA trong bản tuần hoàn hóa học.
- Nguyên tử khối của nito: 14
- Hóa trị: I, II, III, IV...
- Cấu hình electron: \(1s^22s^22p^3\).
- Cấu tạo phẩn tử:
+ Công thức phân tử: \(N_2\).
+ Công thức cấu tạo: \(N \equiv N\).
+ Số oxi hóa: -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
- Chất khí không màu, không vị, không mùi.
- Nhẹ hơn không khí (d = 28/29), hóa lỏng ở nhiệt độ \(-196^oC\), hóa rắn ở nhiệt độ \(-210^0C\).
- Rất ít tan trong nước, hóa lỏng và hóa rắn ở nhiệt độ rất thấp.
- Không độc
Vì phân tử chứa liên kết ba rất bền vững nên ở điều kiện thường, nito là chất ít hoạt động chỉ tham gia phản ứng ở nhiệt độ cao nên nito vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa.
- Tác dụng với kim loại tạo ra muối nitrua.
+ Tác dụng với Li ở nhiệt độ thường:
\(6Li + N_2 \rightarrow 2Li_3N\)
+ Phản ứng với một số kim loại ở nhiệt độ cao:
\(2Al + N_2 \rightarrow 2AlN\)
\(3Ca + N_2 \rightarrow Ca_3N_2\)
+ Tác dụng với \(H_2 \) \(\rightarrow \) Amoniac
\(N_2 + 3H_2 \rightarrow 2NH_3\)(>400\(^oC\); Fe; p); \(\Delta \)H = -92kJ
\(N_2 + O_2 \rightarrow 2NO\) (xảy ra ở nhiệt độ 3000\(^oC\) hoặc có tia lửa điện).
\(2NO + O_2 \rightarrow 2NO_2\)
Chuyển hóa nito hữu cơ trong đất thành dạng nito khoáng:
Các axit amin nằm trong hợp chất mùn sẽ bị sinh vật trong đất phân giải tạo thành \(NH_4^+\).
- Chất hữu cơ trong đất \(\rightarrow \) \(RNH_2 + CO_2\) + phụ phẩm
- \(RNH_2 + H_2O \rightarrow NH_3 + ROH\)
- \(NH_3 + H_2O \rightarrow NH_4^+ + OH^-\)
Quá trình nitrat diễn ra như sau:
- \(2NH_3 + 3O_2 \rightarrow 2HNO_2 + H_2O\)
- \(2HNO_2 + O_2 \rightarrow 2HNO_3\)
- Trong phòng thí nghiệm: muối amoni nitrit nhiệt phân.
\(NH_4NO_2 \rightarrow N_2 + 2H_2O (t^o)\)
\(NH_4Cl + NaNO_2 \rightarrow N_2 + NaCl + 2H_2O (t^o)\)
- Trong công nghiệp: chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Nito thường được để lại nhận biết sau cùng trong các bài tập.
*Trạng thái tự nhiên:
- Trong tự nhiên, khí nito tồn tại ở dạng tự do và trong hợp chất:
+ Dạng tự do: chiếm 80% thể tích không khí.
+ Dạng hợp chất: có nhiều ở dạng \(NaNO_3\) (diêm tiêu natri), thành phần protein,...
*Ứng dụng:
- Hỗ trợ sản xuất phân đạm...
- Tạo môi trường trơ công nghiệp luyện kim.
- Có thể bảo quản máu và các mẫu sinh học khác với nito lỏng.
Xem thêm: Các kiến thức về nhóm nito.
Trên đây là các kiến thức về nito, rất mong bổ ích đối với độc giả!
Copyright © 2021 HOCTAP247