Tóm tắt bài
I. Dây dẫn điện
1. Phân loại dây dẫn điện
Có nhiều loại dây dẫn cách điện:
- Dựa vào vỏ cách điện, dây dẫn điện được chia thành dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
- Dựa vào số sợi của lõi có 1 lõi, dây nhiều lõi , dây lõi 1 sợi và lõi nhiều sợi
- Mạng điện trong nhà thường sử dụng loại dây dẫn điện được bọc cách điện
2. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
Hình 1. Cấu tạo dây dẫn điện được bọc cách điện
- Lõi dây: Thường được làm bằng đồng hoặc nhôm. Được chế tạo thành 1 sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau
- Võ cách điện:
- Gồm 1 hoặc nhiều lớp
- Thường bằng cao su, chất cách điện tổng hợp (PVC)
- Vỏ bọc cơ học: Chống va đập cơ học, ảnh hưởng của độ ẩm nước và các chất hóa học
3. Sử dụng dây dẫn điện
- Trong quá trình sử dụng cần chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài
- Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện
Hình 2. Kí hiệu của dây dẫn bọc cách điện
- Chú ý: Dây dẫn được thiết kế theo những tiêu chuẩn qui định. Do đó việc lựa chọn dây dẫn điện không được tuỳ tiện mà phải tuân theo thiết kế của mạng điện.
II. Dây cáp điện
1. Cấu tạo dây cáp điện
Hình 3. Cấu tạo dây cáp điện
Trong đó:
1. Lõi cáp
2. Vỏ cách điện
3. Vỏ bảo vệ
- Lõi cáp: Bằng đồng (hoặc nhôm), gồm một lõi hoặc nhiều lõi
- Vỏ cách điện: Bằng cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, PVC
- Vỏ bảo vệ: Được chế tạo cho phù hợp với các môi trường lắp đặt cáp khác nhau
2. Phân loại
a. Cáp một lõi
Hình 4. Cấu tạo cáp một lõi
* Phạm vi sử dụng: Sử dụng mỗi cáp cho một pha.
b. Cáp nhiều lõi
Hình 5. Cấu tạo cáp nhiều lõi
* Phạm vi sử dụng: Sử dụng một cáp cho nhiều pha.
3. Sử dụng cáp điện
Hình 6. Mạch cung cấp điện vào nhà đường cáp bọc PVC
- Các loại cáp được dùng truyền tải điện từ máy phát điện cho những hộ đông người; truyền điện cho phụ tải cấp 1 (Phụ tải quan trọng phải có điện liên tục)
III. Vật liệu cách điện
- Khái niệm: Vật liệu cách điện là vật liệu không cho dòng điện đi qua
- Yêu cầu:
- Độ cách nhiệt cao
- Chịu nhiệt tốt
- Chống ẩm tốt
- Có độ bền cơ học cao
- Công dụng:
- Đảm bảo cho mạng điện làm việc đạt hiệu quả và an toàn cho người và thiết bị
- Cách điện cao, chống ẩm, chịu nhiệt tốt…
Câu 1
Nêu cấu tạo dây dẫn, dây cáp? Phân loại dây dẫn điện?
Gợi ý trả lời:
- Cấu tạo dây dẫn
- Gồm lõi và lớp vỏ cách điện
- Lõi bằng đồng hoặc nhôm, gồm một sợi hoặc nhiều sợi bện với nhau
- Vỏ gồm 1 hoặc nhiều lớp, thường bằng cao su hoặc PVC
- Ngoài lớp cách điện một số loại dây dẫn còn có thêm lớp vỏ bảo vệ
- Vỏ cách điện của dây dẫn điện thường có màu sắc khác nhau để phân biệt và thuận tiện trong việc sử dụng, sữa chữa
- Cấu tạo dây cáp điện:
- Gồm lõi cáp, vỏ cách điện và vỏ bảo vệ
- Lõi cáp thường bằng đồng hoặc nhôm
- Vỏ cách điện thường được làm bằng cao su tự nhiên , cao su tổng hợp PVC
- Vỏ bảo vệ có thể chịu nhiệt, chịu mặn, chịu mòn
- Phân loại:
- Có nhiều loại dây dẫn điện
- Dựa vào lớp vỏ cách điện dây dẫn điện được chia thành: dây dẫn trần và dây dẫn bọc cách điện
- Dựa vào số lõi và số sợi có dây một lõi, dây nhiều lõi, dây lõi một sợi và dây lõi nhiều sợi
Câu 2
Để sử dụng dây dẫn điện trong mạng điện trong nhà được an toàn, em cần chú ý điều gì?
Gợi ý trả lời:
Trong quá trình sử dụng cần chú ý:
- Thường xuyên kiểm tra vỏ cách điện của dây dẫn để tránh gây ra tai nạn điện cho người sử dụng
- Đảm bảo an toàn khi sử dụng dây dẫn điện nối dài
Sau khi học xong bài Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Cấu tạo, phân loại và phạm vi sử dụng dây dẫn điện
- Cấu tạo, phân loại và phạm vi sử dụng dây cáp điện
- Khái niệm, yêu cầu và công dụng của vật liệu cách điện
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 9 Bài 2 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 9 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Ngoài ra, nếu các em có thắc mắc về nội dung bài học thì đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được giải đáp nhé.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước và bài học sau:
>> Bài trước: Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
>> Bài sau: Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
Chúc các em học tốt!