Trang chủ Lớp 11 Khác Lớp 11 SGK Cũ Bài 12. Phân bón hóa học Tổng hợp kiến thức lý thuyết cần nhớ về phân bón hóa học

Tổng hợp kiến thức lý thuyết cần nhớ về phân bón hóa học

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Trong bài viết dưới đây, cunghocvui.com sẽ tổng hợp các kiến thức cần nhớ về phân bón hóa học lớp 11. 

I. Định nghĩa 

- Là những hợp chất hóa học chứa các nguyên tố dinh dưỡng, được bón cho cây để nâng cao năng suất cây trồng. 

- Nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây trồng như: N, K, P, Mg...

Trong đó: 

+ Nguyên tố N: kích thích cây trồng phát triển mạnh. 

+ Nguyên tố P: kích thích rễ thực vật phát triển. 

+ Nguyên tố K: kích thích cây ra hoa, làm hạt, tổng hợp diệp lục. 

+ Nguyên tố S: tổng hợp protein. 

+ Nguyên tố Ca và Mg: giúp cây sản sinh diệp lục. 

Nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của thực vật. 

II. Các loại phân bón hóa học và cách sử dụng phân bón hóa học 

1. Phân bón dạng đơn 

Phân bón dạng đơn là loại chứa một nguyên tố dinh dưỡng. 

a) Phân đạm (chứa N) 

*Phân loại: 

- Ure \(CO(NH_2)_2\): tan trong nước, chứa 46% nitơ.

Điều chế: \(CO_2 + 2NH_2 \overset{t^o}{\rightarrow} (NH_2)_2CO + H_2O\)

- Đạm amoni chứa ion amoni \(NH_4^+\):

+ Amoni nitrat \(NH_4NO_3\) (đạm 2 lá): tan trong nước, chứa 35% nitơ.

+ Amoni sunfat \((NH_4)_2SO_4\) (đạm 1 lá): tan trong nước, chứa 21% nitơ. 

- Đạm nitrat: chứa ion nitrat \(NO_3^-\)\(NaNO_3\) 16% nitơ, \(Ca(NO_3)2\) 17% nitơ.

*Tác dụng: 

- Phân đạm cung cấp nitơ hóa hợp cho cây dưới dạng ion nitrat \(NO_3^-\) và ion amoni \(NH_4^+\).

- Kích thích cây sinh trưởng, phát triển nhanh, cho nhiều hạt, củ, quả. 

*Độ dinh dưỡng: 

Dựa vào hàm lượng %N có trong phân để tính độ dinh dưỡng, 

*Cách sử dụng: 

- Ure \((NH_2)_2CO\): Bón đều, nếu không cây sẽ bị bội thực N, có thẻ trộn mùn cưa, đất để bón hoặc phun lên lá. 

- Amoni nitrat \(NH_4NO_3\) (đạm 2 lá): Bón thúc cho lúa với lượng nhỏ và bón cho cây trồng công nghiệp như: chè, cà phê, mía...

- Amoni sunfat \((NH_4)_2SO_4\) (đạm 1 lá): Bón thúc và chia làm nhiều lần. 

b) Phân lân (chứa P)

*Phân loại: 

- Photphat tự nhiên: Thành phần chính chứa \(Ca_3(PO_4)_2\), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua. 

- Supephotphat: Thành phần chính là \(Ca(H_2PO_4)_2\) tan trong nước. 

+ Supephotphat đơn: chứa 14 - 20% \(P_2O_5\), thành phần gồm \(Ca (H_2PO_4)_2\) và \(CaSO_4\).

Lưu ý: Cây đồng hóa \(Ca(H_2PO_4)_2\), phần \(CaSO_4\) không có ích, làm mặn đất, cứng đất. 

+ Supephotphat kép: chứa 40 - 50% \(P_2O_5\), thành phần gồm \(Ca(H_2PO_4)_2\).

*Tác dụng:

- Cung cấp photpho cho cây dưới dạng ion photphat.

- Thúc đẩy quá trình sinh hóa, trao đổi chất và năng lượng thực vật.

- Làm cành lá khỏe, hạt chắc, quả hoặc củ to.

*Độ dinh dưỡng: 

Xác định dựa vào % khối lượng \(P_2O_5\)

*Cách sử dụng: 

- Photphat tự nhiên \(Ca_3(PO_4)_2\): bón cho vùng đất chua thích hợp cây ngô đậu. 

- Supephotphat \(Ca(H_2PO_4)_2\): bón cho vùng đất chua. 

c) Phân kali (chứa K): thành phần chủ yếu là KCl và \(K_2SO_4\)

*Tác dụng: 

- Cung cấp cây trồng nguyên tố kali dưới dạng ion \(K^+\)

- Giúp cây hấp thụ được nhiều đạm, cần cho việc tạo ra chất đường, chất bột, chất xơ, chất dầu. 

- Tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn của cây. 

*Độ dinh dưỡng: 

Dựa vào hàm lượng %\(K_2O\) có trong phân. 

*Cách sử dụng:

- Nên bón kết hợp phân khác. Có thể bón thúc phun dung dịch lên lá vào các thời giân cây ra hoa, làm củ, tạo sợi. 

- Bón nhiều gây ảnh hưởng xấu cho cây, làm cây teo rễ. Trong trường hợp bón thừa phân, có thể bón bổ sung các nguyên tố vi lượng magie, natri. 

- Phù hợp với các cây như chè, mía, thuốc lá, dừa...

2. Phân bón dạng kép

Phân bón dạng kép là loại chứa hai hay nhiều nguyên tố dinh dưỡng N, P, K. 

Phân loại:

- Phân hỗn hợp: chứa ba nguyên tố N, P, K gọi là phân NPK, 

- Phân phức hợp: được tổng hợp trực tiếp bằng tương tác hóa học của các chất. 

3. Phân bón vi lượng 

- Chứa một lượng nhỏ các nguyên tố: mangan, kẽm...dưới dạng hợp chất. 

- Kích thích sinh trưởng và trao đổi chất, tăng quang hợp...cho cây. 

- Bón cùng với phân vô cơ hoặc hữu cơ, tùy thuộc vào từng loại cây và từng loại đất, không bón quá nhiều. 

Sau khi học xong lý thuyết, độc giả có thể tham khảo cách giải bài tập về chủ đề phân bón hóa học.

Copyright © 2021 HOCTAP247