Oxi hóa hoàn toàn 0,60 g một ancol A đơn chức bằng oxi không khí, sau đó dẫn sản phẩm qua bình (1) đựng H2SO4 đặc rồi dẫn tiếp qua bình (2) đựng dung dịch KOH. Khối lượng bình (1) tăng 0,72g; bình (2) tăng 1,32 g.
a) Giải thích hiện tượng thí nghiệm trên bằng các phương trình hóa học.
b) Tìm công thức phân tử, viết công thức cấu tạo có thể có của A
c) Khi cho ancol trên tác dụng với CuO, đun nóng thu được một anđêhit tương ứng. Gọi tên của A.
a) Đốt cháy ancol sinh ra sản phẩm gồm H2O và CO2
H2SO4 đặc có tính háo nước nên sản phẩm bình (1) tăng là khối lượng của H2O
dd KOH hấp thụ khí CO2 nên sản phẩm bình (2) tăng là khối lượng của CO2
b)
Tính số mol H2O, số mol CO2
Bảo toàn khối lượng => mO( trong A) = mA – mC - mH
Gọi CTPT của ancol A đơn chức là CxHyO
Có: nA = nO( trong A)
\( = > x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}} = ?;\,\,y = \frac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}} = ?\)
=> CTPT của A từ đó viết được CTCT của A
c) ancol A tác dụng với CuO, đun nóng thu được anđehit => ancol A phải là ancol bậc 1 => từ đó tìm được CTCT chính xác của A
Lời giải chi tiết
a) Sản phẩm oxi hóa gồm CO2 và H2O đi qua bình (1) đựng H2SO4 đặc thì H2O bị hấp thụ làm bình (1) tăng mH2O = 0,72 (g) ; qua bình (2) CO2 bị hấp thụ bởi dung dịch KOH, mCO2 = 1,32 (g).
2CxHyO + \(\frac{{4x + y - 2}}{2}\) O2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) 2xCO2 + yH2O
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
b) \({n_{{H_2}O}} = \frac{{0,72}}{{18}} = 0,04\,(mol);\)
\({n_{C{O_2}}} = \frac{{1,32}}{{44}} = 0,03\,(mol)\)
Bảo toàn khối lượng: mO(trong A) = mA – mC - mH
=> mO (trong A) = 0,6 – 0,03.12 – 0,04.2= 0,16 (g)
=> nO = 0,16/16 = 0,01 (mol)
Gọi CTPT của ancol A đơn chức là CxHyO : 0,01 (mol) ( Vì ancol đơn chức nên nA = nO)
\(\begin{gathered}
= > x = \frac{{{n_{C{O_2}}}}}{{{n_A}}} = \frac{{0,03}}{{0,01}} = 3 \hfill \\
\,\,y = \frac{{2{n_{{H_2}O}}}}{{{n_A}}} = \frac{{0,08}}{{0,01}} = 8 \hfill \\
\end{gathered} \)
Vậy CTPT của A là: C3H8O
CTCT có thể có của A là: CH3CH2CH2 OH; CH3CH(OH)CH3
c) A + CuO nung nóng → anđehit
=> A là ancol bậc 1
=> CTCT của A là CH3CH2CH2OH: propan-1-ol
CH3CH2CH2OH + CuO \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) CH3CH2CHO + Cu↓+ H2O
Copyright © 2021 HOCTAP247