Mẫu hạt lúa 100 hạt
50 g muối
Nhiệt kế.
Phích nước nóng.
Chậu, thùng đựng nước lã.
Đĩa Petri, khay men, giấy thấm
Nước hay nước lọc, vải thô hoặc bông
Bước 1: Cho hạt vào trong nước muối để loại bỏ hạt lép, hạt lửng.
Hoà nước muối, khi nào cho trứng vào nước hoà muối, nếu trứng nổi là đạt yêu cầu.
Do tỉ trọng nước lớn, đẩy trứng nổi lên.
Cho thóc vào rá, nhúng cả rá và thóc và chậu nước muối. Tay khoắng đều hạt lúa, khi hạt ngấm nước, vớt hết hạt nổi, giữ lại hạt chìm, đó là hạt chắc.
Bước 2: Rửa sạch các hạt chìm.
Đặt rá thóc có hạt chắc vào chậu, lấy nước sạch xối cho hết muối, để hạt thóc róc hết nước.
Bước 3: Kiểm tra nhiệt độ của nước bằng nhiệt kế trước khi ngâm hạt.
Pha nước 540 C.
Dùng nước sôi pha vào chậu nước lã sạch.
Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ, khi nhiệt kế chỉ 540 C
Bước 4: Ngâm hạt trong nước ấm nhiệt độ 450C trong thời gian 10 phút.
Sau đó ngâm tiếp vào nước sạch 24 giờ cho hạt hút nước no.
Chú ý :
Người ta chỉ thay việc ngâm nước 540C bằng cách cho vào lo sấy 540C từ 5 đến 10 phút.
540C thì mầm bệnh đã chết, kích thích được hạt nãy mầm, thấp hơn 540C thì mầm bệnh không chết, cao hơn 540C thì mầm hạt có thể lại chết.
Sau khi học xong bài Thực hành: Xử lý hạt giống bằng nước ấm, các em cần ghi nhớ những nội dung chính sau đây:
Biết cách xử lý hạt giống bằng nước ấm.
Làm được các thao tác xử lý hạt giống đúng quy trình.
Làm được các bước đúng qui trình.
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 17 và làm bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 7 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. Các em được làm bài thi MIỄN PHÍ để test kiến thức cho bản thân nhé.
Nếu các em có thắc mắc về các nội dung của bài học thì nhớ đặt câu hỏi ở phần Hỏi đáp để được hỗ trợ.
Các em quan tâm có thể tham khảo thêm bài học trước:
>> Bài trước: Bài 16: Gieo trồng cây công nghiệp
>> Bài sau: Bài 18: Thực hành: Xác định sức nảy mầm và tỉ lệ nảy mầm của hạt giống
Chúc các em học tốt!
Copyright © 2021 HOCTAP247