Tóm tắt bài
1.1. NGUYÊN LÝ SẢN XUẤT PHÂN VI SINH
- Công nghệ vi sinh là ngành công nghệ khai thác sử dụng hoạt động sống của vi sinh vật để sản xuất ra các sản phẩm có giá trị phục vụ nhu cầu con người. Trong nông nghiệp đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực trong đó có sản xuất phân vi sinh
- Nguyên lý sản xuất phân vi sinh: Nhân giống chủng vi sinh vật đặc hiệu sau đó trộn với chất nền (than bùn). Từ đây có thể sản xuất được các loại phân vi sinh vật
Hình 1. Nguyên lý sản xuất phân vi sinh
1.2. MỘT SỐ LOẠI PHÂN VI SINH VẬT THƯỜNG DÙNG
Các loại phân vi sinh vật dùng trong sản xuất nông - lâm nghiệp: phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
1.2.1. Phân vi sinh vật cố định đạm
- Khái niệm: Phân vi sinh vật cố định đạm là loại phân có chứa các nhóm vi sinh vật cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu, hoặc sống hội sinh với cây lúa và một số cây khác
- Sản phẩm:
- Phân Nitragin
- Phân Azogin
- Thành phần: than bùn, vi sinh vật nốt sần cây họ đậu, các chất khoáng và nguyên tố vi lượng
- Sử dụng:
- Tẩm hạt hoặc rễ trước khi gieo trồng
- Bón trực tiếp vào đất
- Sau khi tẩm hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay
1.2.2. Phân vi sinh vật chuyển hóa lân
- Khái niệm: Là loại phân bón có chứa vi sinh vật chuyển hóa lân hữu cơ thành lân vô cơ, hoặc vi sinh vật chuyển hóa lân khó tan thành lân dễ tan
- Sản phẩm:
- Phân Photphobacterin
- Phân Lân hữu cơ vi sinh
- Thành phần: Than bùn, bột photphorit hoặc apatit, các nguyên tố khoáng và vi lượng
- Kĩ thuật sử dụng: tẩm hạt giống trước khi gieo (Photphobacterin) hoặc bón trực tiếp vào đất
1.2.3. Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
- Khái niệm: Là loại phân bón có chứa các loài vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
- Thành phần:
- Chất nền (than bùn và xác thực vật)
- Khoáng và vi lượng
- Vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
- Sản phẩm: Estrasol, Mana …
- Sử dụng:
- Bón trực tiếp vào đất
- Làm chất độn khi ủ phân
MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG PHÂN VI SINH VẬT:
- Phân vi sinh sản xuất trong nước thường được sử dụng bằng cách trộn với hạt giống đã được vẩy nước để làm ẩm hạt trước khi gieo 10-20 phút
- Nồng độ sử dụng: 100 kg hạt giống trộn với 1 kg phân vi sinh vật
- Các chế phẩm sử dụng trong nước thường không cất giữ được lâu. Sau từ 1-6 tháng, hoạt tính của các vi sinh vật trong chế phẩm giảm mạnh. Vì vậy, khi sử dụng cần xem kỹ ngày sản xuất và thời gian sử dụng được ghi trên bao bì
- Chế phẩm vi sinh vật là một vật liệu sống, nếu cất giữ trong điều kiện nhiệt độ cao hơn 300C hoặc ở nơi có ánh sáng chiếu vào trực tiếp thì một số vi sinh vật bị chết. Do đó hiệu quả của chế phẩm bị giảm sút. Cần cất giữ phân vi sinh vật ở nơi mát và không bị ánh nắng chiếu vào
- Phân vi sinh vật thường chỉ phát huy tác dụng trong những điều kiện đất đai và khí hậu thích hợp. Thường chúng phát huy tốt ở các chân đất cao, đối với các lọai cây trồng cạn
Câu 1
So sánh sự khác nhau giữa phân Nitragin và phân Azogin.
Gợi ý trả lời:
Phân Nitragin |
Phân Azogin |
Thành phần chính: vi khuẩn cộng sinh ở nốt sần cây họ Đậu
Dùng chủ yếu cho cây họ đậu
|
Thành phần chính: vi khuẩn sống hội sinh với cây lúa
Dùng bón cho lúa
|
Câu 2
Hãy sắp xếp các loại phân: Mana, Azogin, Estrasol, lân hữu cơ vi sinh, Nitragin, Photphobacterin vào bảng sau:
Phân vi sinh vật cố định đạm
|
Phân vi sinh vật chuyển hóa lân
|
Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
|
|
|
|
Gợi ý trả lời:
Phân vi sinh vật cố định đạm
|
Phân vi sinh vật chuyển hóa lân
|
Phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
|
Azogin
Nitragin
|
Lân hữu cơ vi sinh
Photphobacterin
|
Estrasol
Mana
|
Câu 3
Có thể dùng phân Nitragin bón cho các cây trồng khác không phải cây họ Đậu được không? Tại sao?
Gợi ý trả lời:
- Không thể dùng phân Nitragin bón cho các cây trồng khác không phải cây họ Đậu.
- Giải thích: Vì vi sinh vật nốt sần cây họ Đậu có khả năng biến đổi nitơ tự do thành NH3 khi có sắc tố màu hồng ở nốt sần cây họ Đậu mà ở các cây khác không có. Do đó bón Nitragin cho các cây trồng khác không mang lại hiệu quả.
Câu 4
Có nên sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để tẩm hạt, rễ trước khi gieo trồng không? Vì sao?
Gợi ý trả lời:
- Không nên sử dụng phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ để tẩm hạt, rễ trước khi gieo trồng.
- Giải thích: Vì vi sinh vật phân giải chất hữu cơ sẽ làm thối hạt, thối rễ.
3. Luyện tập Bài 13 Công Nghệ 10
Sau khi học xong Bài 13: Ứng dụng công nghệ vi sinh trong sản xuất phân bón, các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm:
- Nguyên lí sản xuất phân vi sinh
- Khái niệm, thành phần, sản phẩm và kĩ thuật sử dụng của một số loại phân vi sinh thường dùng như phân vi sinh vật cố định đạm, phân vi sinh vật chuyển hóa lân, phân vi sinh vật phân giải chất hữu cơ
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 10 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
-
A.
Phân lân hữu cơ vi sinh
-
B.
Nitragin
-
C.
Photphobacterin
-
D.
Azogin
-
-
A.
Azogin
-
B.
Nitragin
-
C.
Photphobacterin
-
D.
Lân hữu cơ vi sinh
-
-
A.
Azogin
-
B.
Nitragin
-
C.
Photphobacterin
-
D.
Lân hữu cơ vi sinh
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
3.2. Bài tập SGK và Nâng cao
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 10 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 2 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 3 trang 43 SGK Công nghệ 10
Bài tập 4 trang 43 SGK Công nghệ 10
4. Hỏi đáp Bài 13 Chương 1 Công Nghệ 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!