Nội dung |
Các quốc gia phương Đông |
Các quốc gia phương Tây |
Hoàn cảnh ra đời |
- Sự xuất hiện của công cụ kim loại, con người bước vào thời đại văn minh.
- Những quốc gia cổ đại phương Đông đầu tiên hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn:
- Ai Cập: sông Nin
- Lưỡng Hà: sông Ti gơ rơ và sông Ơ ph rát
- Ấn Độ: sông Ấn và sông Hằng
- Trung Quốc: sông Hòang Hà và Trường Giang.
|
- Hy Lạp, Rô- ma nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất canh tác ít và khô cứng, đã tạo ra những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi: Có biển, nhiều hải cảng, giao thông trên biển dễ dàng, nghề hàng hải sớm phát triển.
- Khó khăn: Đất ít và xấu, nên chỉ thích hợp loại cây lâu năm, do đó lương thực thiếu luôn phải nhập.
- Khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN, cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt → Việc công cụ bằng sắt ra đời có ý nghĩa: Diện tích trồng trọt tăng, sản xuất thủ công và kinh tế hàng hóa tiền tệ phát triển.
- Thủ công nghiệp rất phát đạt, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, qui mô lớn.
- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền ven Địa Trung Hải, với các nước phương Đông.
|
Sự hình thành các quốc gia cổ đại |
- Thiên niên kỷ thứ IV TCN, trên lưu vực sông Nin, cư dân Ai Cập cổ đại sống tập trung theo từng công xã. khoảng 3200 TCN nhà nước Ai cập thống nhất được thành lập.
- Các công xã kết hợp thành liên minh công xã, gọi là các “Nôm”, khoảng 3200 TCN, một quý tộc có thế lực đã chinh phục được tất cả các “Nôm” thành lập nhà nước Ai cập thống nhất.
- Ở lưu vực Lưỡng Hà (thiên niên Kỷ IV TCN), hàng chục nước nhỏ người Su me đã hình thành.
- Trên lưu vực sông Ấn, các quốc gia cổ đại ra đời giữa thiên niên kỷ III TCN.
- Vương triều nhà Hạ hình thành vào thế kỷ XXI TCN mở đầu cho xã hội có giai cấp và nhà nước Trung Quốc.
|
- Vào thiên niên kỷ I TCN ở Nam Âu trên bán đảo Ban căng và Italia, vùng Địa Trung Hải xuất hiện 2 quốc gia là Hy lạp và Rô ma, nơi đây có nhiều hải cảng tốt.
- Đất đai khô cằn trồng nho, ô liu.
- Nghề thủ công phát triển như luyện kim, mỹ nghệ, đồ gốm, nấu rượu nho, làm dầu ô liu…
- Nên nghề ngoại thương phát triển, buôn bán với Lưỡng Hà, Ai Cập…
|
Xã hội cổ đại |
- Gồm 2 giai cấp:
- Giai cấp thống trị: Vua, quan
- Giai cấp bị trị: Nông dân, nô lệ.
- Đứng đầu giai cấp thống trị là vua chuyên chế, quý tộc, quan lại, chủ ruộng, tăng lữ có nhiều quyền thế, giữ chức vụ tôn giáo, quản lý bộ máy và địa phương, rất giàu sang bằng sự bóc lột.
- Nô lệ, thấp nhất trong xã hội, làm việc nặng nhọc, hầu hạ quý tộc.
|
- Xã hội có hai giai cấp chính:
- Giai cấp thống trị: chủ nô
- Giai cấp bị trị: nô lệ, trong đó giai cấp chủ nô nắm quyền thống trị và bóc lột giai cấp nô lệ → xã hội chiếm hữu nô lệ
|
Chế độ chính trị |
Chế độ chuyên chế.
Vua đứng đầu.
Giúp việc cho vua là một bộ máy hành chính quan liêu gồm quý tộc, đứng đầu là Vidia (Ai cập), Thừa tướng (Trung quốc), họ thu thuế, xây dựng các công trình như đền tháp, cung điện, đường sá, chỉ huy quân đội.
|
- Chiếm hữu nô lệ
- Chủ nô là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền buôn… họ sống rất sung sướng, rất giàu có và nắm mọi quyền hành.
- Nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu, làm việc cực nhọc, bị chủ nô đối xử tàn bạo như đánh đập, nên khởi nghĩa chống lại như khởi nghĩa X pac-ta-cut năm 73-71 TCN ở Rô ma.
- Nhà nước gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay chủ nô bầu ra.
|
Văn hóa |
- Lịch pháp và Thiên văn học
- Ra đời sớm nhất, gắn liền với nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
-
Họ biết sự chuyển động của của Mặt trời, Mặt trăng → Thiên văn → nông lịch.
-
Một năm có 365 ngày, chia thành tháng, tuần, ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
- Chữ viết: đây là phát minh lớn của loài người.
- Ban đầu là chữ tượng hình, sau được cách điệu hóa thành nét để diễn tả ý nghĩa của con người gọi là chữ tượng ý.
- Người Ai Cập viết trên giấy Pa pi rút.
- Người Su me ở Lưỡng Hà dùng cây sậy vót nhọn là bút viết trên những tấm đất sét còn ướt, rồi đem phơi nắng hay nung khô.
- Người Trung Quốc khắc chữ trên xương thú, mai rùa, thẻ tre, dải lụa…
- Toán học: Ra đời sớm do nhu cầu cuộc sống:
- Ban đầu chữ số là những vạch đơn giản: người Ai Cập cổ đại giỏi về hình học, biết tính số Pi= 3,16
- Tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu, người -Lưỡng Hà giỏi về số học; chữ số ngày nay ta dùng kể cả số 0 là công của người Ấn Độ.
- Đã để lại nhiều kinh nghiệm cho đời sau.
- Kiến trúc: Phát triển phong phú
- Kim tự tháp Ai Cập, đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba bi lon ở Lưỡng Hà
- Đây là những kỳ tích về sức lao động và tài năng sáng tạo của con người.
|
- Lịch và chữ viết
- Lịch: cư dân cổ đại Địa Trung Hải đã tính được lịch một năm có 365 ngày và 1/4 nên họ định ra một tháng lần lượt có 30 và 31 ngày, riêng tháng hai có 28 ngày. Dù chưa biết thật chính xác nhưng cũng rất gần với hiểu biết ngày nay.
- Chữ viết: Phát minh ra hệ thống chữ cái A, B, C,... lúc đầu có 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa để trở thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.
-
Sự ra đời của khoa học
- Chủ yếu các lĩnh vực: toán, lý, sử, địa.
- Toán học: người Hi Lạp vượt lên trên như Thales, Py tha gor, Euclid..
- Vật Lý: có Archimède.
- Sử học: vượt qua sự ghi chép tản mạn, họ biết tập hợp tài liệu, phân tích và trình bày có hệ thống: Hê rô đốt, Tu si đi, Ta sít.
- Khoa học đến thời Hy Lạp, Rô-ma mới thực sự trở thành khoa học vì có độ chính xác của khoa học, đạt tới trình độ khái quát thành định lý, lý thuyết và nó được thực hiện bởi các nhà khoa học có tên tuổi, đặt nền móng cho ngành khoa học đó.
-
Văn học
- Chủ yếu là kịch (kịch kèm theo hát).
- Một số nhà viết kịch tiêu biểu là các anh hùng ca nổi tiếng của Hô-me-rơ là I- li- at và Ô- đi- xê;
- Kịch có nhà viết kịch Xô-phốc-lơ với vở Ơ-đíp làm vua, Ê- sin viết vở Ô- re- xti,...
- Giá trị của các vở kịch: Ca ngợi cái đẹp, cái thiện và có tính nhân đạo sâu sắc.
-
Nghệ thuật
- Chủ yếu là nghệ thuật tạc tượng thần và nghệ thuật xây dựng các đền thờ thần. Tượng mà rất "người", rất sinh động, thanh khiết. Các công trình nghệ thuật chủ yếu làm bằng đá cẩm thạch trắng: "Thanh thoát... làm say mê lòng người là kiệt tác của muôn đời".
|