Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Tới Trường Tuần 6 - Tập đọc: Bài tập làm văn - Tiếng Việt 3

Tuần 6 - Tập đọc: Bài tập làm văn - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn đọc

  • Đọc đúng các từ: loay hoay, lia lịa, ngắn ngủi, rửa bát đĩa, vất vả, ...
  • Đọc trôi chảy được toàn bài và bước đầu biết phân biệt giọng của người kể và các nhân vật.
  • Chú ý nghĩa một số từ khó:
    • Khăn mùi soa: loại khăn mỏng, nhỏ, bỏ túi để lau mặt, lau tay.
    • Viết lia lịa: Viết rất nhanh và liên tục
    • Ngắn ngủn: rất ngắn (có ý chê)

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Câu 1 (SGK trang 47) Cô giáo ra cho lớp đề văn thế nào?

  • Cô giáo ra cho lớp đề văn: Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?

Câu 2 (SGK trang 47) Vì sao Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn?

  • Cô-li-a thấy khó viết bài tập làm văn vì: Ở nhà mẹ thường làm mọi việc cho Cô-li-a, và Cô-li-a chỉ làm một số việc vặt

Câu 3 (SGK trang 47) Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a làm cách gì để bài viết dài ra?

  • Thấy các bạn viết nhiều, Cô-li-a đã cố nhớ lại những việc mà thỉnh thoảng mình đã làm và viết cả những việc mình chưa làm. Cô-li-a còn viết rằng “em muốn giúp mẹ nhiều việc hơn để mẹ đỡ vất vả”

Câu 4 (SGK trang 47) Vì sao khi mẹ bảo Cô-li-a đi giặt quần áo:

a. Lúc đầu, Cô-li-a ngạc nhiên?

  • Cô-li-a ngạc nhiên vì bạn chưa bao giờ phải giặt quần áo, mẹ luôn làm giúp bạn và đây là lần đầu tiên mẹ bảo bạn giặt quần áo

b. Sau đó, bạn vui vẻ làm theo lời mẹ?

  • Sau đó, bạn vui vẻ làm theo lời mẹ vì: Cô-li-a nhớ ra đó là việc mà bạn đã viết trong bài tập làm văn của mình.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm bài học
    • Nắm được nội dung bài học: Qua câu chuyện của bạn Cô-li-a, tác giả muốn khuyên các em lời nói phải đi đôi với việc làm, đã nói là phải cố làm được những gì mình nói.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Kể chuyện: Bài tập làm văn để chuẩn bị cho bài học tiếp theo.

Copyright © 2021 HOCTAP247