Tóm tắt bài
1.1. Hướng dẫn viết chính tả
- Cách trình bày thể thơ lục bát
- Dòng 8 chữ viết sát lề
- Dòng 6 chữ viết lùi vào 2 ô ly so với dòng 8 chữ
- Nhớ - viết đúng bài chính tả
- Từ khó
- Chú ý những từ ngữ dễ nhầm lẫn trong bài:
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi
Câu 1: Nhớ - viết: Tiếng ru (khổ thơ 1 và 2)
Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
Gợi ý:
- Trong bài chính tả có các dấu câu như : dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu gạch ngang, dấu chấm hỏi, dấu chấm than.
Câu 2: Tìm các từ:
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi
- Trái nghĩa với khó
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới
b. Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
- (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau.
- Nơi nuôi, nhốt các con vật
- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt
Gợi ý:
a) Chứa tiếng bắt đầu bằng d, gi hoặc r, có nghĩa như sau:
- Làm chín vàng thức ăn trong dầu, mỡ sôi: rán
- Trái nghĩa với khó: dễ
- Thời điểm chuyển từ năm cũ sang năm mới: giao thừa
b) Chứa tiếng có vần uôn hoặc uông, có nghĩa như sau:
- (Sóng nước) nổi lên rất mạnh, từng lớp nối tiếp nhau: cuồn cuộn
- Nơi nuôi, nhốt các con vật: chuồng
- Khoảng đất dài được vun cao lên để trồng trọt: luống
- Học xong bài này, các em cần nắm:
- Nhớ viết lại đúng chính tả, trình bày khổ 1, 2 của bài thơ “Tiếng ru”.
- Tiếp tục nâng cao kĩ năng viết đúng các từ, có các âm đầu d/gi/r, hoặc các tiếng có chứa vần uôn/uông
- Các em luôn có ý thức viết đúng chính tả, trình bày bài sạch đẹp, rèn chữ viết tốt.
- Các em có thể tham khảo thêm bài Tập làm văn: kể về người hàng xóm để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.