Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Khái quát văn học Việt Nam từ cách mạng tháng tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Soạn bài: Khái quát văn học Việt Nam từ đầu cách mạng tháng tám 1945 đến thế kỉ XX

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Nêu những nét chính ...

   - Nền văn học của chế độ mới vận động và phát triển dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản tạo nên một nền văn học thống nhất về khuynh hướng, về tổ chức và quan niệm nhà văm kiểu mới: nhà văn – chiến sĩ.

    - Cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc vô cùng ác liệt, kéo dài suốt 30 năm, tác động mạnh mẽ tới đến đời sống vật chất, tinh thần của toàn dân tộc.

    - Công cuộc xây dựng cuộc sống mới, con người mới.

    - Điều kiện giao lưu với nước ngoài không thuận lợi, chỉ giới hạn trong một số nước xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, Trung Quốc).

Câu 2 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Văn học Việt Nam ...

Văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975 trải qua các chặng:

       + Chặng đường từ 1945 đến 1954.

       + Chặng đường từ năm 1955 đến 1964.

       + Chặng đường từ 1965 đến 1975.

Những thành tựu chủ yếu:

* Chặng đường từ 1945 đến 1954

   - Từ năm 1945 – 1946: một số tác phẩm phản ánh không khí hồ hởi, vui sướng của nhân dân ta khi đất nước vừa giành được độc lập.

   - Từ năm 1946 – 1954:

       + Thể loại truyện và ký: đây là thể loại mở đầu cho văn xuôi kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm tiêu biểu: Đôi mắt, Nhật ký ở rừng ( Nam Cao)...

       + Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, cảm hứng xuyên suốt là tình yêu quê hương, đất nước, lòng căm thù giặc, ca ngợi cuộc kháng chiến và con người và con người kháng chiến. Tác phẩm tiêu biểu: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Hồ Chí Minh), Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm)...

       + Kịch: Một số vở kịch gây được sự chú ý, phản ánh hiện thực cách mạng và kháng chiến.

Ngoài ra còn lí luận, nghiên cứu, phê bình văn học...

* Chặng đường từ năm 1955 đến 1964:

   - Văn xuôi: bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, ký. Các tác giả mở rộng đề tài, bao quát được khá nhiều vấn đề và phạm vi của hiên thực cuộc sống.

   - Thơ ca phát triển mạnh mẽ, cảm hứng chủ đạo là sự hồi sinh của đất nước sau những năm kháng chiến chống Pháp, thành tựu bước đầu của công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, nỗi đau chia cắt hai miền Nam – Bắc. Những tác phẩm tiêu biểu: tập Gió lộng (Tố Hữu), tập thơ Ánh sáng và phù sa (Chế Lan Viên)...

* Chặng đường từ 1965 đến 1975:

   - Văn xuôi: những truyện ký, viết trong máu lửa và chiến tranh đã phản ánh nhanh nhạy và kịp thời cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam anh dũng. Miền Bắc truyện ký cũng phát triển mạnh.

   - Thơ ca: đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, là một bước phát triển mới của thơ ca Việt Nam hiện đại.

       + Tập trung thể hiện cuộc gia quân vĩ đại dân tộc.

       + Khám phá sức mạnh của con người.

       + Sự xuất hiện những đóng góp của thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ chống Mỹ cứu nước, họ đem đến cho thơ Việt nam hiện đại một tiếng thơ mới mẻ, sôi nổi và vẫn thấm đợm suy tư, triết lí.

Câu 3 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Những đặc điểm cơ bản ...

Những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam từ năm 1945 đến 1975

a, Nền văn học chủ yếu vận động theo khuynh hướng cách mạng hóa, gắn bó sâu sắc với vận mệnh của đất nước

   - Văn học phải là một thứ vũ khí, phục vụ sự nghiệp cách mạng và kháng chiến.

   - Quá trình vận động, phát triển của nền văn học mới ăn nhịp với từng chặng đường lịch sử của dân tộc, theo sát từng nhiệm vụ chính trị của đất nước.

   - Các đề tài lớn:

       + Đề tài Tổ quốc.

       + Đề tài chủ nghĩa xã hội

       + Hai đề tài có mối quan hệ mật thiết với nhau trong sáng tác của từng tác giả.

b, Nền văn học hướng về đại chúng

    - Cảm hứng chủ đạo: Đất nước của nhân dân.

    - Các nhà văn quan tâm đến đời sống của người lao động, nỗi bất hạnh của người lao động nghèo trong xã hội cũ.

    - Đặc điểm:

        + Những sáng tác ngắn gọn, nội dung dễ hiểu, chủ đề rõ ràng.

        + Quen thuộc với nhân dân, ngôn ngữ bình dị, dễ thuộc, dễ nhớ.

c, Nền văn học chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn

   - Khuynh hướng sử thi:

       + Các tác phẩm phản ánh những vấn đề cơ bản nhất, có ý nghĩa sống còn với đất nước.

        + Người cầm bút nhìn cuộc đời bằng con mắt có tầm bao quát lịch sử, dân tộc và thời đại.

       + Tác phẩm tiêu biểu: Đất nước đứng lên, Rừng xà nu – Nguyên Ngọc, Người mẹ cầm súng – Nguyễn Thi, thơ ca của Tố Hữu...

   - Cảm hứng lãng mạn:

        + Trong những năm có chiến tranh, dù có những chồng chất, khó khăn và hi sinh nhưng lòng người vẫn tràn đầy mơ ước và hướng tới tương lai.

       + Ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng, và tin tưởng vào tương lai tươi sáng của dân tộc.

       + Tác động đến, cảm hứng lãng mạn, nâng đỡ con người Việt Nam vượt lên mọi thử thách, gian lao.

    - Khuynh hướng sử thi kết hợp với khuynh hướng lãng mạn làm cho văn học giai đoạn này thấm nhuần tinh thần lạc quan và đáp ứng được yêu cầu phản ứng của quá trình vận động và phát triển cách mạng.

Câu 4 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Căn cứ vào hoàn cảnh ...

Văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX phải đổi mới:

   - Chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, đất nước bước vào thời kì mới – thời kì độc lập, tự do và thống nhất đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1975 đến 1985, đất nước lại gặp những khó khăn, thử thách nhất là những khó khăn về kinh tế. Tình hình đó đòi hỏi đất nước phải đổi mới.

   - Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 chỉ rõ đổi mới là nhu cầu bức thiết, là vấn đề có ý nghĩa sống còn với cả dân tộc

       + Kinh tế: từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

       + Văn hóa cũng có điều kiện phát triển: có điều kiện tiếp xúc rộng rãi với nhiều nước trên thế giới. Văn học dịch, báo chí và các phương tiện truyền thông phát triển mạnh mẽ.

→ Đòi hỏi văn học phải đổi mới phù hợp với nguyện vọng của nhà văn và người đọc.

Câu 5 (trang 18 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Hãy nêu những thành tựu ...

Những thành tựu ban đầu của văn học Việt Nam từ năm 1975 đến hết thế kỉ XX:

    - Thể loại thơ: trường ca phát triển mạnh, những cây bút thuộc thế hệ sau 1975 xuất hiện rất nhiều, từng bước khẳng định mình: Nguyễn Quang Thiều...

   - Văn xuôi: có nhiều khởi sắc, một số cây bút đã bộc lộ cách thứ đổi mới: cách thể hiện chiến tranh, tiếp cận đời sống.

       + Tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu...

   - Phóng sự: đề cập tới những vấn đề bức xúc của đời sống.

       + Những tác phẩm tiêu biểu của Phùng Gia Lộc, Trần Minh Quang...

   - Ký: phát triển, có thành tựu mới.

       + Những tác phẩm của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Tuân...

    - Kịch nói: sau năm 1975 phát triển mạnh mẽ.

       + Tác phẩm tiêu biểu: tác phẩm tiêu biểu của Lưu Quang Vũ.

(trang 19 sgk Ngữ Văn 12 Tập 1): Trong bài Nhận Đường ..

    - “Văn nghệ phụng sự kháng chiến”: Đây là quan điểm văn nghệ của Đảng ta, của các văn nghệ sĩ đem ngòi bút của mình phục vụ sự nghiệp kháng chiến của toàn dân tộc.

   - “Nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới..” ý nói đến mối quan hệ giữa hiện thực cuộc kháng chiến đối với văn nghệ. Hiện thực đem đến cho văn nghệ những chất liệu phong phú. Trong đó, cuộc kháng chiến đã đem đến cho văn nghệ một nguồn sức sống mới, trẻ trung, khỏe khoắn để văn nghệ phụng sự kháng chiến tốt hơn. Nội dung này đã được Nguyễn Đình Thi nhấn mạnh: “sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta”.

Copyright © 2021 HOCTAP247