Bản tuyên ngôn độc lập năm 1945 đến nay vẫn luôn là một áng văn sáng trong văn học cũng như trong lòng người dân Việt Nam. Không chỉ khẳng định chủ quyền đất nước còn thể hiện ý chí bất khuất của người dân Việt. Chính vì thế, hãy CungHocVui tìm hiểu về dàn ý phân tích tuyên ngôn độc lập dưới đây.
Dàn ý phân tích tuyên ngôn độc lập chi tiết
- Giới thiệu sơ lược về tác giả: Chủ tịch Hồ Chí Minh
Cuộc đời
Sự nghiệp cách mạng
Sự nghiệp văn chương
- Giới thiệu về tác phẩm: Tuyên ngôn độc lập
Hoàn cảnh ra đời
Ý nghĩa lịch sử
Ý nghĩa nghệ thuật
Xem thêm:
Hướng dẫn soạn tuyên ngôn độc lập chi tiết
Soạn tuyên ngôn độc lập phần 1 Tác giả
Phần đầu: Cơ sở pháp lý của bản Tuyên ngôn độc lập
Trích dẫn hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp để tạo tiền đề, làm cơ sở cho bản tuyên ngôn của Việt Nam mà Bác sắp tuyên bố:
Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ vào năm 1776: “Tất cả mọi người … quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp vào năm 1791: “Người ra sinh ra tự do … về quyền lợi”.
Tuyên ngôn độc lập có ý nghĩa vô cùng quan trọng
- Nêu lên hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn, có vị thế trên thế giới để làm cơ sở không thể chối cãi.
Chủ đích “Gậy ông đập lưng ông”: lấy tuyên ngôn của Pháp để phản lại Pháp, ngăn chặn âm mưu xâm lược về sau của chúng.
Đặt vị thế, cuộc cách mạng và giá trị của bản tuyên ngôn của nước ta ngang hàng với hai cường quốc Mỹ và Pháp. Đây là sự tự tôn dân tộc.
- Lập luận chặt chẽ:
- Cơ sở thực tiễn của bản Tuyên ngôn độc lập
Tội ác của bọn Thực dân Pháp tàn bạo
Vạch trần bản chất thật của cuộc xâm lược mà bọn thực dân gọi là “khai hóa”: chúng thi hành những chính sách dã man về chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, kinh tế.
Bản chất của công cuộc “bảo hộ” của bọn thực dân: hai lần bán nước ta cho Nhật vào năm 1940 và 1945, làm cho “hơn hai triệu đông bào ta bị chết đói” và nhiều chính sách man rợ khác…
Vạch ra luận điệu xảo trá đồng thời lên án tội ác của chúng: phản bội Đồng minh, không hợp tác với Việt Minh, thẳng tay khủng bố Việt Minh,...
- Sử dụng thủ pháp nghệ thuật điệp cấu trúc nhằm nhấn mạnh tội ác của thực dân Pháp.
Xem thêm:
Soạn tuyên ngôn độc lập phần tiếp theo (ngắn gọn)
Phân tích tuyên ngôn độc lập chi tiết nhất
- Cuộc đấu tranh vì chính nghĩa của dân tộc Việt Nam
- Lời tuyên bố độc lập và ý chí bảo vệ chủ quyền dân tộc của nhân dân Việt Nam
- Tuyên bố với toàn thế giới về nền độc lập của dân tộc Việt Nam:
Bản tuyên ngôn độc lập năm 1945
Nêu những giá trị nghệ thuật đã sử dụng trong bài: lập luận chặt chẽ, thuyết phục, dẫn chứng xác thực, đanh thép, ngôn ngữ bình dị, biểu cảm.
Nêu những giá trị nội dung: Áng văn khẳng định chủ quyền dân tộc, nêu lên truyền thống yêu nước, ý chí chống giặc ngoại xâm với sự tự hào của nhân dân.
Copyright © 2021 HOCTAP247