Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Bắc Trung Nam Tuần 13 - Chính tả Nghe - viết: Vàm Cỏ Đông và Phân biệt it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã - Tiếng Việt 3

Tuần 13 - Chính tả Nghe - viết: Vàm Cỏ Đông và Phân biệt it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - Viết: Vàm cỏ Đông (2 khổ thơ đầu)

? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa? Vì sao?

Gợi ý: 

  • Các chữ phải viết hoa là:
    • Tên riêng: Vàm cỏ Đông.
    • Các chữ đứng ở đầu mỗi câu thơ đều phải viết hoa. Nếu có ghi tên tác giả thì cũng phải viết hoa.

Câu 2 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống it hay uyt?

h... sáo, h... thở, s... ngã, đứng s... vào nhau

Gợi ý: 

  • huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau.

Câu 3 (trang 110 sgk Tiếng Việt 3): Tìm những tiếng có thể ghép với các tiếng sau:

a) - rá, giá

- rụng, dụng.

b) - vẽ, vẻ

- nghĩ, nghỉ

Gợi ý:

a) rá: rổ rá, rá gạo, rá rau, đan rá, rá tre, nan rá, cạp rá,...

  • giá: giá cả, giá sách, giá áo, giá rét, buốt giá, giá đỗ...
  • rụng: rơi rụng, rụng rời, rụng xuống, ...
  • dụng: sử dụng, vô dụng, hữu dụng, dụng cụ, đắc dụng, ...

b) vẽ: vẽ vời, vẽ chuyện, vẽ tranh, tập vẽ, bút vẽ, mực vẽ, giá vẽ,...

  • vẻ: vui vẻ, dáng vẻ, vẻ mặt, vẻ vang, ...
  • nghĩ: nghĩ ngợi, suy nghĩ, ngẫm nghĩ, ý nghĩ, ...
  • nghỉ: nghỉ ngơi, ngày nghỉ, kì nghỉ, nghỉ hè, nghỉ Tết, nghỉ giải lao, nghỉ xả hơi, nghỉ hưu, nghỉ việc, ...
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Vàm Cỏ Đông (viết đúng về nội dung và hình thức)
    • Phân biệt được it/uyt, d/gi/r, dấu hỏi/ dấu ngã trong tiếng Việt
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Viết thư để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Copyright © 2021 HOCTAP247