Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Nghị luận về một hiện tượng đời sống Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết nhất- văn 12

Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết nhất- văn 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Hướng dẫn cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết nhất

      Trong đời sống hằng ngày, việc cần bày tỏ quan điểm cá nhân cũng như phân tích đúng sai của mình về một sự việc, hiện tượng nào đó rất quan trọng. Đây sẽ là một dạng văn quen thuộc mà các bạn sẽ được học trong xuyên suốt những năm cấp 3. Cùng tìm hiểu về cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống nhé! 

 Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết

Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết

Giới thiệu bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Khái niệm chung

      Đây là thể loại nghị luận bàn về một sự việc, hiện tượng thường thấy trong đời sống. Thường dạng văn này sẽ tập trung phân tích các sự việc có ý nghĩa đối với xã hội, từ tốt đến xấu, thậm chí trái chiều và gây tranh cãi. Những sự việc này thường được xã hội quan tâm, chú ý và có tầm ảnh hưởng lớn.

      Một số ví dụ cho các sự việc hiện tượng đời sống:

  • Dịch Covid và tác động của nó đến xã hội

  • Hoạt động từ thiện xã hội được mở rộng

  • Phong trào bảo vệ môi trường được người dân hưởng ứng

  • Nạn bạo hành trẻ em

  • Thực phẩm bẩn tràn lan và không có nguồn gốc xuất xứ

Xem thêm: 

Soạn bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

Đặc điểm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

      Đặc điểm nội dung

  • Đề cập rõ sự việc cần nghị luận: Sự việc nghị luận cần bàn bạc phải được đề cập chính xác, rõ ràng, khách quan.
  • Phân tích đúng – sai : Đưa ra những quan điểm, đánh giá của người viết về vấn đề cần bàn bạc nghị luận. Chỉ ra rõ ràng và chặt chẽ những mặt đúng – sai, tiêu cực – tích cực trong hiện tượng được đề cập. 
  • Chỉ ra nguyên nhân: Đưa các dẫn chứng về nguyên nhân và giải thích sự tác động của nguyên nhân là chủ quan hay khách quan.
  • Bày tỏ thái độ: Thể hiện những tư tưởng, thái độ cá nhân của người viết về vấn đề đó. Lưu ý, tuy là cá nhân nhưng vẫn phải dựa trên sự khách quan tương đối. Lý lẽ và dẫn chứng phải hợp lý và thuyết phục.

      Đặc điểm về hình thức

  • Bố cục mạch lạc: Để đạt được hiệu quả tối ưu, bài nghị luận cần được chia rõ bố cục. Thường là gồm 3 phần: Mở - Thân - Kết và các ý cũng phải sắp xếp theo trình tự hợp lý.
  • Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực: Để tạo sự thuyết phục cho bài nghị luận, những dẫn chứng đưa ra cần xác thực và chứng minh cho luận điểm đã đưa ra. Dẫn chứng có thể được trích dẫn từ những nguồn đáng tin cậy để tăng tính chắc chắn.
  • Lập luận hợp lý: Sử dụng phối hợp nhiều phương pháp lập luận như chứng minh, so sánh, đánh giá… 

Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cơ bản nhất

 Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cơ bản nhất- CungHocVui

Cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống cơ bản nhất

Bước 1: Đọc hiểu đề

      Bạn cần phải xác định được các vấn đề quan trọng sau trước khi tìm hiểu cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

  1. Đề thuộc thể loại gì?

  2. Hiện tượng xã hội nào được đề cập đến trong đề?

  3. Các yêu cầu của đề? 

Bước 2: Lập dàn bài

      Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về sự việc, hiện tượng xã hội cần được bàn luận.

      Thân bài: Phân tích hiện tượng đời sống trên theo trình tự mạch lạc:

      a. Giải thích

      Tìm hiểu và giải thích hiện tượng hoặc nghĩa của các cụm từ khóa trong đề bài. Tuy nhiên bước giải thích có thể linh hoạt tùy hiện tượng vì không phải sự việc nào cũng cần giải thích.

      b. Nêu lên thực trạng

      Dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc thực tế đời sống để đưa ra những biểu hiện rõ ràng của hiện tượng. Trả lời các câu hỏi cơ bản như hiện tượng này thường xuất hiện ở đâu, vào thời gian nào, đối tượng tham gia vào hiện tượng là ai, có hành vi ra sao, mức độ ảnh hưởng của hiện tượng với xã hội,...

Xem thêm:

Nghị luận xã hội về tác hại của tệ nạn đối với cuộc sống con người

Nghị luận xã hội học đi đôi với hành ngắn gọn

      c. Giải thích nguyên nhân

      Lập luận chặt chẽ theo cả hai hướng nguyên nhân khách quan (tác động từ bên ngoài như nhà nước, xã hội) và nguyên nhân chủ quan (tác động từ bên trong như ý thức, thói quen của con người).

      d. Đánh giá hậu quả/ kết quả

      Phân tích đánh giá kết quả/ hậu quả mà hiện tượng mang lại. Cần nêu ra nhiều góc nhìn khác nhau về sự việc để có sự đánh giá khách quan nhất. Rất nhiều sự việc hiện tượng không phải hoàn toàn tiêu cực hoặc tích cực.

      e. Giải pháp

      Đưa ra bài học nhận thức hành động về giải pháp. Nếu là hiện tượng tiêu cực thì cần giảm thiểu, loại bỏ. Còn nếu là tích cực thì khen ngợi, duy trì, phát huy.

      Kết bài: Kết luận chung về sự việc đồng thời đan xen thái độ của người viết đối với sự việc. Nếu là hiện tượng hoàn toàn tốt/ xấu thì có thể đưa ra lời khẳng định/ phê phán.

Bước 3: Viết thành bài văn hoàn chỉnh

 Chia sẻ cách viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống- CungHocVui

Chia sẻ cách viết bài nghị luận về một hiện tượng đời sống

  • Viết thành từng đoạn nhỏ, mỗi đoạn có ý nghĩa riêng và liên kết chặt chẽ

  • Tìm phương pháp lập luận phù hợp nhất cho mỗi luận điểm hoặc cho toàn bài văn

  • Tìm dẫn chứng xác thực, minh bạch, sinh động.

  • Lời văn ngắn gọn, rõ nghĩa, hợp lý, thuyết phục.

Bước 4: Đọc lại bài và sửa chữa lỗi nếu có

  • Lỗi chính tả: Chỉnh sửa lỗi cơ bản để tăng tính chuyên nghiệp của bài văn

  • Lỗi dùng từ: Các từ phải phù hợp với bối cảnh

  • Lỗi ngữ pháp: Các câu cần đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ, không tối nghĩa

  • Lỗi liên kết: Liên kết câu và liên kết đoạn trong bài văn đã hợp lý.

      Trên đây là cách làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống chi tiết được CungHocVui tổng hợp và biên soạn. Hy vọng với kiến thức mà chúng tôi mang lại sẽ giúp quá trình học tập của bạn tốt hơn.

 

Copyright © 2021 HOCTAP247