Tóm tắt bài
1.1. Hướng dẫn viết Nhớ Việt Bắc
- Cách viết thơ lục bát: Câu 6 viết cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô.
- Từ khó:
- Việt Bắc, hoa chuối, gài, chuốt, sợi giang, phách.
1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Nhớ Việt Bắc
Câu 1 (trang 119 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Nhớ Việt Bắc (từ đầu đến thủy chung)
? Nhắc lại cách viết các dòng thơ lục bát.
- Câu 6 viết cách lề 2 ô, câu 8 cách lề 1 ô.
? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa ?
- Các chữ phải viết hoa là:
- Tên bài thơ: Nhớ
- Tên riêng: Việt Bắc.
- Các chữ đầu mỗi dòng thơ.
Câu 2 (trang 119-120 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống au hay âu
- hoa m... đơn, mưa m... hạt
- lá tr..., đàn tr...
- s... điểm, quả s...
Gợi ý:
- hoa mẫu đơn, mưa mau hạt
- lá trầu, đàn trâu
- sáu điểm, quả sấu
Câu 3 (trang 120 sgk Tiếng Việt 3):
a) l hay n?
- Tay ...àm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Nhai kĩ ...o ...âu, cày sâu tốt ...úa.
b) i hay iê?
- Ch...m có tổ, người có tông.
- T...n học lễ, hậu học văn.
- K...n tha lâu cũng đầy tổ.
Gợi ý:
a) l hay n
- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
- Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
b) i hay iê
- Chim có tổ, người có tông.
- Tiên học lễ, hậu học văn.
- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.
- Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Nhớ Việt Bắc, các em cần nắm được:
- Kiến thức - kĩ năng
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng và sạch sẽ.
- Làm đúng các BT 2, 3: tìm các từ có chứa au/âu, l/n, i/iê
- Thái độ
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận.
- Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập làm văn Nghe - kể: Tôi cũng như bác và Giới thiệu hoạt động cho tiết học sau.