1. PHÁT HIỆN VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỜI LẬP LUẬN
Bài tập a)
Luận cứ nêu không đầy đủ, chỉ tập trung vào tục ngữ, ca dao trong khi luận điểm chính được nêu lên ở đầu đoạn văn là "Giá trị quan trọng nhất của văn học dân gian là giá trị nhận thức", cần lần lượt đề cập đến truyện cể, ca dao rồi đên tục ngữ... Luận cứ chỉ đề cập đến một khía cạnh hẹp: hiểu biêt, nhận thức về tự nhiên (nói rõ hơn là thời tiết).
Nguyên nhân của lồi này là người viết không nắm dược các khía cạnh cụ thể của vấn đề nghị luận, không hiểu quan hệ lô-gic của các luận cứ và thiếu các dẫn chứng cụ thể để làm rỗ luận điểm.
Từ phát hiện và phân tích được các lỗi lập luận như trên, học sinh dễ dàng chữa lại để lập luận chặt chẽ, lô-gic và có sức thuyết phục.
Bài tập b)
Ở đoạn văn này, luận điểm nêu không rõ ràng: nội dung câu 1 và câu 2 nhằm mục đích nêu luận điểm nhưng luận điểm chủ yếu được nêu trong câu 2 mà lại khổng xác dáng vì không nêu được bản chất của vấn đề, không phải là một nội dung tương đương với luận điểm được nêu như một tiền đề ở câu 1. Luận cứ lại không chặt chẽ và thiếu ỉô-gic: "Chính cái sự thèm người ấy... Đó là biểu hiện rõ nét nhất cứa tinh thần lạc quan".
Đây là lỗi do không nắm vững vấn đề trình bày, không hiểu mối liên hệ giữa các chi tiết trong tác phẩm nên việc khái quát luận điểm không phù hợp với đối tượng và không triển khai được các luận cứ xác đáng, thuyết phục.
Hiểu như vậy, học sinh dễ dàng chữa lại đoạn văn để lập luận chặt chẽ lô-gic và cố sức thuyết phục.
Bài tập c)
Luận điểm nêu chưa rõ, chưa phừ hợp với bản chất của đốỉ tượng nghị luận (nói "hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống" là quá chung chung, chưa làm nổi bật được vân đề: ranh giới giữa sự sống và cái chết vào những ngày tháng khủng khiếp của nạn đói năm 1945 và khát vọng được làm người, được yêu thương trong Vợ nhặt. Luận cứ quá sơ lược, chưa đầy đủ, chưa trình bày được những khía cạnh chủ yếu liên quan đến chi tiết "Tràng nhặt được vợ" thì đã vội vàng đi đến kết luận chung về giá trị nhân đạo của tác phẩm.
Đây là lỗi do người viết không hiểu thấu đáo vấn đề đang nghị luận nên cả luận điểm, luận chứng đều chưa thuyết phục được.
Bài tập d)
Không nêu được luận điểm cần thiết liên quan trực tiếp đến vấn đề: khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình và hình tượng con sống trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Luận cứ nêu ra làm tiền đề để dẫn nhập cho lập luận cũng quá lan man, xa rời vấn đề: "Nếu ai đã từng ra biển... Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu"?
Lỗi là do người viết không nắm được rõ phạm vi luận điểm cần trình bày, không tìm được những luận cứ cần thiết liên quan trực tiếp đến luận điểm mà mình đang triển khai.
Bài tập e)
Luận cứ thiếu lô-gic:"Đoạn trích nào trong sách giáo khoa ông củng nâng cao phẩm giá con người". Quan hệ giữa các luận cứ lại không chặt chẽ, không phù hợp: "Kiều thương cha bị đòn mà phải bán mình. Điều này khiến chúng ta thấy rõ hơn cuộc sống hồng nhan của Kiều. Ông thương xót Kiều vì Kiều chịu bao nhiêu tai hoa. Ta càng hiểu thế nào là hồng nhan bạc mệnh". Không có các dẫn chứng đầy đủ để làm rõ cho luận điểm. Thêm vào đó, luận điểm nêu cũng chưa thật xác đáng, cách dùng từ lòng thương người quá chung chung, chưa phản ánh được bản chất của vấn đề cần nghị luận: Tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều, tình yêu thương, cảm thông sâu sắc với bi kịch cuộc đời người phụ nữ của Nguyễn Du.
Bài tập g)
Luận cứ được nêu làm tiền đề dẫn nhập cho luận điểm chính quá rườm rà, lan man, không làm nổi bật được vấn đề: "Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loài cây gỗ quý và đặc biệt có sức sống rất mãnh liệt".
Lỗi là do người viết chưa ý thức rõ phạm vi vấn đề cần nghị luận, vì vậy quan hệ giữa các luận cứ, luận điểm lỏng lẻo, dẫn đến tình trạng trình bày lan man, xa rời vấn đề chính.
Bài tập h)
Lỗi chủ yếu của lập luận này là luận điểm không rõ ràng. Nói cụ thể là quan hệ giữa tiền đề chính vì ra đời từ rất sớm và kết luận bộ phận văn học dân gian... ở đây là không lô-gic. Đã vậy, luận điểm lại chồng chéo Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học viết. Nhìn chung là luận cứ thiếu hệ thống, thiếu sót, không toàn diện.
2. HƯỚNG SỬA CHỮA CÁC LỖI LẬP LUẬN
Bài tập a)
Có thể bể sung thêm những luận cứ về giá trị nhận thức của văn học dân gian trong truyện cổ, ca dao, tục ngữ và sắp xếp theo hệ thống nhất định: xã hội, con người, lao động sản xuất, tự nhiên cho hợp lí.
Bài tập b)
Cần nêu rõ luận điểm: Người thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long không chỉ say mê công việc mà còn tha thiết yêu đời, yêu người. Sửa lại các luận cứ: Anh còn rất thèm người. Anh thèm người tới mức đã tự tay lăn một cây to chặn ngang giữa đường để được gặp mặt và trò chuyện với đoàn khách lèn Sa Pa dù chỉ là một vài phút; Một mình làm công việc thầm lặng giữa mây gió, sương mù trên sườn đèo heo hút, anh luôn khao khát được gặp gỡ chia sè với mọi người...
Bài tập c)
Cần nêu lại luận điểm: Truyện ngắn "Vợ nhặt" của Kim Lăn đã biểu hiện được niềm khao khát sống, khao khát được yêu thương, chia 8ẻ ngay trong cảnh khốn cùng nhất. Con người phải đổi mặt với cái đói và cái chét... vì đói. BỔ sung một số luận cứ tiêu biểu ngắn gọn liên quan đến tinh huống nhặt được vợ của Tràng, thái độ và tâm trạng của bà cụ Tứ. Sau đó mới nêu kết luận: Đó chính là khía cạnh nổi bật nhất của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.
Bài tập d)
Có thể bỏ các chính luận: "Nếu ai đã từng ra biển thì hằn phải cảm nhận được vẻ đẹp kì diệu và sức mạnh của những con sóng miên man vỗ bờ. Những con sóng luôn biến đổi khôn lường, lúc thì êm ả, dịu dàng, lúc lại sôi sục, dữ dội. Và những con sóng ấy dường như không biết mệt. Sóng từ đâu đến và sóng đi đâu, về đâu". Thay vào đó bằng các luận cứ: "Thể giới tâm trạng của người đang yèu, nhất là của một trái tim "tự hát" như Xuân Quỳnh là thế giới đầy biển động. Chính vì thế, Xuân Quỳnh đã nói lên nhịp của trái tim đang yễu bàng nhịp của những con sóng cồn cào đầy bí ẩn: Dữ dội và dịu êm. Ôn ào và lặng lẽ".
Bài tập e)
Cần nêu lại luận điểm: Tình yêu thương con người của Nguyễn Du được gửi gắm vào mỗi trang Kiều, mỗi lời thơ "như khóc như than" cho thân phận con người "tài hoa bạc mệnh".
Sửa và bổ sung các luận cứ cụ thể, sắp xếp theo trình tự lô-gic nhất định: trân trọng phẩm giá con người, cảm thông với nỗi đau của phận hồng nhan cho hợp lí. ,
Bài tập g)
Có thể bỏ các luận cứ: Cây xà nu là một loài cây họ thông, mọc rất nhiều trong những khu rừng ở Tây Nguyên. Xà nu là một loại cây gỗ quý và đặc biệt có sức Sống rất mãnh liệt. Nêu rõ luận điểm: Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã chọn cây xà nu - loài cây quen thuộc của núi rừng Tây Nguyên làm một biểu tượng nghệ thuật để khắc họa phẩm chất của người dân Xô Man.
Bài tập h)
Cần nêu lại luận điểm:
- 'Văn học dân gian là dòng văn học ra đời từ trước khi có văn học viết, có giá trị nội dung và nghệ thuật to lớn...". Bổ sung một hệ thống luận cứ phù hợp, đầy đủ và toàn diện để dẫn đến kết luận: "Chính vì thế, văn học dân gian là nền tảng của văn học viết".
Cũng cổ thể nêu lại luận điểm: "Văn học dân gian luôn hưởng con người tới cái "chân, thiện, mĩ".
Hoặc: "Văn học dân gian chứa đựng những giả trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, là nguồn mạch nuôi dường tâm hồn con người". Bổ sung các luận cứ nhằm triển khai luận điểm này thành một đoạn văn: thế giới cái thiện, mơ ước về hạnh phúc trong truyện cổ, lời tâm tình ngọt ngào, thắm thiết trong ca dao, bài học đạo lí nghĩa nhân trong ca dao, tục ngữ. Bỏ bớt các luận điểm chồng chéo: Van. học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu.
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khổ cực cùa người phụ nữ trong xã hội xưa.
Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam, là nền tảng của văn học viết.
Copyright © 2021 HOCTAP247