Câu 1 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
* Số phận và cảnh ngộ của người dân lao động:
- Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài): Tô Hoài đã khắc họa hình ảnh những kiếp người đau khổ trong xã hội cũ. Họ là những người dân tộc miền núi Tây Bắc, cùng lúc bị thực dân Pháp, chế độ phong kiến (thóng lí Pá Tra), những quan niệm mê tín dị đoan và những hủ tục xa xưa xiết chặt.
Tuy nhiên, ở họ vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt, hai người nô lệ là Mị và A Phủ gặp nhau, cảm thông cho hoàn cảnh, nỗi khổ của nhau rồi tự giải thoát cho nhau và cùng hướng đến một tương lai tốt đẹp.
- Trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân): Tác giả đặt nhân vật nào bối cảnh nạn đói năm 1945. Ngòi bút của tác giả đi sâu phân tích hiện thực bằng cái nhìn vừa đau xót vừa căm giận, đồng thời cũng thể hiện thành công niềm khao khát hạnh phúc của con người.
* Nét đặc sắc trong giá trị tư tưởng của mỗi tác phẩm:
- Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài):
+ Sự cảm thông với số phận của những con người bất hạnh.
+ Thái độ phê phán sâu sắc của nhà văn đối với bọn quan lại phong kiến miền núi, những hủ tục lỗi thời trà đạp lên hạnh phúc của con người.
+ Phát hiện và sự trân trọng của tác giả với những phẩm chất cao đẹp của người, nhất là tình yêu tự do và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của người dân miền núi.
- Trong tác phẩm Vợ nhặt (Kim Lân):
+ Tố cáo tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai đã gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945. Trong hoàn cảnh ấy, giá trị con người thật rẻ rúng.
+ Tác giả trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của con người.
+ Niềm cảm thông với số phận của họ.
Câu 2 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
* Trong Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành): Tác phẩm là một bản anh hùng ca về cuộc đời anh dũng, đau thương nhưng kiên cường, bất khuất của Tnú cũng như tất cả dân làng Xô Man.
- Câu chuyện được kể trên nền tảng chính là hình tượng cây xà nu – một hình tượng hàm chứa nhiều ý ngĩa tượng trưng và khái quát. Những cây xà nu như những con người, những tâm hồn tràn đầy sức sống, vươn mình lên cường tráng trước mọi đau thương.
- Cây xà nu là một hình ảnh mang tính biểu tượng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống tiềm tàng mãnh liệt của dân làng Xô Man.
- Dưới bóng cây xà nu, lớp lớp các thế hệ người Xô Man đã trưởng thành và chiến đấu cho sự nghiệp cách mạng chung của buôn làng, đất nước. Đó là các thế hệ người nối tiếp nhau trong cuộc kháng chiến: Từ cụ Mết, đến Tnú, Mai, rồi Dít, Heng. Họ đều mang những phẩm chất chung của cộng đồng – phẩm chất anh hùng: đều là những người yêu làng, yêu nước, bất khuất kiên trung, thủy chung với cách mạng. Tuy vậy, ở họ cũng mang những vẻ đẹp tính cách và phẩm chất riêng.
+ Cụ Mết tiêu biểu cho tính cách quật cường của dân tộc, người trực tiếp truyền ngọn lửa tự do tới con cháu.
+ Tnú, Mai thuộc thế hệ được tiếp nhận lí tưởng cách mạng ngay từ những năm tháng đau thương, đen tối nhất của dân làng Xô Man. Họ trải qua nhiều đau thương, căm hận, cả những mất mát hi sinh rồi trưởng thành.
+ Dít: dũng cảm, kiên cường, đại diện cho thế hệ đang chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
+ Bé Heng: là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ tương lai để đưa cuộc chiến đấu tới thắng lợi cuối cùng.
* Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi): truyền thống anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện rõ nét trong truyền thống yêu nước đáng tự hào của một gia đình nông dân Nam Bộ.
- Thể hiện qua các nhân vật: chú Năm, chị Chiến, Việt.
+ Họ đều yêu thương gia đình.
+ Thù sâu với giặc
+ Đều đặt lợi ích chung lên lợi ích riêng.
+ Tinh thần chiến đấu dũng cảm.
Câu 3 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Ở truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã khéo léo xây dựng lên tình huống truyện nhận thức, các nhân vật đi từ ngộ nhận đến chỗ hiểu biết và giác ngộ chân lí đời sống.
- Trước khi nghe câu chuyện của người đàn bà hành chài ở tòa án huyện nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu đều ngộ nhận về hạnh phúc con người vì cả hai chỉ nhìn cuộc đời thật đơn giản, bề ngoài.
- Trong khi nghe câu chuyện của người đàn bà hàng chài, nghệ sĩ Phùng và chánh án Đẩu dần dần có sự thay đổi thái độ từ giận dỗi đến nhẹ nhàng, cảm thông chia sẻ.
- Sau khi nghe xong câu chuyện của người đàn bà hàng chài, cả hai đều nhận ra chân lí cuộc sống, chân lí cuộc đời. Qua đó, Nguyễn Minh Châu muốn truyền đến mọi người thông điệp có tính thời sự lúc bấy giờ từ nghệ thuật đến chính trị, pháp luật đều phải gắn liền với thực tiễn đời sống.
Câu 4 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ):
+ Phê phán những lối sống cực đoan trong xã hội đương thời hoặc quá đề cao đời sống vật chất thành phàm tục hoặc quá đề cao đời sống tinh thần thành kẻ ra rời thực tế.
+ Quan niệm của tác giả cuộc sống hạnh phúc là sự hài hòa giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của con người.
+ Phê phán lối sống giả tạo, sống nhờ, sống mượn. Lối sống ấy chỉ đem lại bi thảm cho bản thân và những người xung quanh. Hạnh phúc chỉ có được khi ta sống là chính mình.
+ Thông cảm sâu sắc với bi kịch tinh thần của con người khi không được sống là chính mình.
Câu 5 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Ý nghĩa tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của M. Xô - lô - khốp:
* Ý nghĩa tư tưởng tác phẩm:
- Tác phẩm là bài ca giản dị mà mà hào hùng, ca ngợi tính cách Nga nhân hậu hết mực mà bản lĩnh phi thường.
- Hai nét tính cách này có mối quan hệ mật thiết với nhau, giúp con người thêm nghị lực vượt qua nghịch cảnh. Nghịch cảnh lại gắn kết những con người bất hạnh ngày càng bền chắc hơn.
* Đặc sắc nghệ thuật:
- Lối kể chuyện tự nhiên, miêu tả nhẹ nhàng, chọn chi tiết đặc sắc.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lí:
+ Lời nhân vật được bộc bạch.
+ Nghệ thuật xây dựng tình huống để bộc lộ tâm lí.
Câu 6 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
* Trong truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn, thuốc là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhằm phê phán căn bệnh của người Trung Quốc đầu thế kỉ XX đó là:
- Thuốc trước hết được hiểu là thuốc chữa bệnh.
- Thuốc chữa bênh nan ý cho người nghèo thì chỉ là thứ bùa mê của người dân Trung Quốc dưới thời nô lệ nó đem đến cho họ niềm tin ngu xuẩn, niềm vui tâm hồn và hết sức vu vơ.
- Thuốc cứu nước của Trung Hoa, máu của người cách mạng là một thứ thuốc để cứu đất nước nhưng lại là thứ thuốc để chữa bệnh lao. Từ đó tác giả đặt ra vấn đề phải tìm ra thuốc chữa bệnh mu muội của người dân.
* Đặc sắc nghệ thuật truyện ngắn Thuốc (Lỗ Tấn):
- Cốt truyện đơn giản nhưng có sự độc đáo ở việc lựa chọn các tình tiết, cách xắp xếp thời gian nghệ thuật và không gian truyện.
- Nghệ thuật tả cảnh: chỉ có tả mới phơi bày một cách khách quan, lạnh lùng trước thái độ mu muội của quần chúng nhân dân mà vô cảm trước máu của người cách mạng.
Câu 7 (trang 197 sgk Ngữ Văn 12 Tập 2):
Ý nghĩa biểu tượng của đoạn trích Ông già và biển cả ( Hê – minh –uê):
* Hình tượng con cá kiếm:
- Biểu tượng cho ước mơ, lí tưởng mà mỗi người thường theo đuổi trong cuộc đời.
- Biểu tượng cho cái đẹp – là đối tượng tìm kiếm, săn đuổi một đời của nhà văn hay những người làm nghệ thuật nói chung.
* Hành trình săn bắt cá của ông lão biểu tượng cho hành trình thực hiện khát vọng, ước mơ của con người. Qua đó, tác giả gửi gắm niềm tin lớn lao vào con người trong bất kì hoàn cảnh nào “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Copyright © 2021 HOCTAP247