Đề bài: Phân tích tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn của nhà văn Ma Văn Kháng
Ma Văn Kháng đã từng nói: "Không ai chọn thời đại, hòan cảnh để sinh ra và sống với nó cả". Ông từng được mệnh danh là người khuấy động văn đàn hiện đại Việt Nam, đại biểu tinh anh của văn học Việt với nhiều tác phẩm đặc sắc vẫn đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp văn chương cho nước nhà dù tuổi đã cao. "Mùa lá rụng trong vườn" là một cuốn tiểu thuyết đặc sắc của ông, xuất bản năm 1985. Truyện lấy bối cảnh một gia đình truyền thống vào những năm 80 của thế kỉ XX, khi đất nước bắt đầu có những bước chuyển mình mạnh mẽ sau chiến tranh, gây ra nhiều thay đổi tốt có, xấu có. Truyện đã phản ánh chân thực những biến động trong xã hội thời bấy giờ và những ảnh hưởng to lớn của nó tới gia đình – tế bào của xã hội.
Thật vậy, đọan trích là chương II của tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn kể về chiều 30 Tết năm Bính Tuất, chị Hòai – vợ anh Tường liệt sĩ con trưởng của cụ Bằng nay đi bước nữa. Tuy chị đã có gia đình riêng nhưng chị vẫn không quên về quê. Đón nhận tình yêu thương của gia đình ông Bằng, sự hỏi han của người em trai, em dâu gia đình chồng cũ không khỏi khiến chị nghẹn ngào. Khi câu chuyện cảm động giữa ông Bằng và chị diễn ra thì mâm cỗ cúng gia tiên cũng bày xong. Mâm cỗ ngày Tết thật là sang.. Qua câu chuyện trên, Ma Văn Kháng bày tỏ lòng trân trọng trước sự ăn ở đầy tình nghĩa thủy chung và những truyền thống tốt đẹp của người dân Hà thành.
Trước tiên, chị Hòai – đứa con tinh thần mà ông yêu quý đã được nhà văn chắp bút tô điểm. Chị là người vợ của một liệt sĩ. Mặc dù chị tái giá nhưng chị vẫn giữ tình nghĩa với nhà chồng cũ. Chị về thăm lại gia đình đúng vào 30 Tết. Ma Văn Kháng đã miêu tả chị rất tỉ mỉ, chi tiết. Hòai là một người phụ nữ nông thôn, trạc 50 tuổi. Người chị thon gọn trong chiếc áo bông trần hạt lựu. Chị có một khuôn mặt rộng với cặp mắt đằm thắm và cái miệng tươi. Chỉ với việc khắc họa đôi nét về nhân vật, ta có thể thấy chị hòai hiện lên một cách giản dị với vẻ đẹp tươi tắn, sáng sủa. Từng là dâu trưởng trong gia đình ông bằng, bây giờ chị đã có một gia đình riêng với những quan hệ, bộn bề lo toan riêng nhưng chị vẫn luôn dành một chút góc nhỏ trong trái tim cho gia đình ông Bằng. Trong tiềm thức mỗi người trong gia đình đầm ấm ấy luôn "vẫn sống động một chị Hòai đẹp người đẹp nết". Về thăm gia đình ông Bằng, chị mang quà quê với gạo nếp và giỏ thủ do chồng hiện tại chị làm. Lúc gặp ông Bằng mà mình kính trọng, yêu thương, chị "gần như không chủ động lao về phía ông Bằng, quên cả đôi dép, đôi chân to bản.. kịp hãm lại khi còn cách ông già hai hàng gạch hoa". Tiếng gọi của chị nghẹn ngào trong tiếng nấc "Ông!". Chị hòa chắp tay trước bàn thờ tổ tiên ngay sau khi ông Bằng lui gót, chị tíu tít hỏi han mọi người trong gia đình.
Với những hành động trên, ta thấy chị rất quan tâm, chăm sóc mọi người. Chị ấy sống nặng tình nghĩa thủy chung son sắt. Chị coi gia đình chồng cũ như những người thân thích. Đó cũng chính là vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Ma Văn Kháng cũng lia ngòi bút của mình một cách điệu nghệ để khắc họa nhân vật ông Bằng với ngọai hình cao gầy hơn mọi ngày nhưng trang trọng và chỉnh tề hơn, gương mặt ánh lên cảm xúc của con người trước ngưỡng của năm mới. Khi nghe tin hòai lên, "ông sững khi nhìn thấy Hòai, mặt thóang một chút ngơ ngẩn. Rồi mắt ông chớp liên hồi, môi ông bật không thành tiếng có cảm giác ông sắp khóc òa", giọng ông bỗng khê đặc, khàn rè: "Hòai đấy ư, con?". Nỗi vui mừng khôn tả của ông khi gặp lại đứa con dâu trưởng mà ông rất mực yêu thương đã được miêu tả một cách chân thực.
Khi mâm cỗ thịnh sọan được đưa lên, mọi người quây quần bên nhau, ông Bằng đứng trước bàn thờ tổ tiên như quên hết mọi thứ xung quanh, trôi ngược về quá khứ để tri ân cha mẹ, tổ tiên, ông tâm tình với vợ và con trai cả đã hi sinh của mình: "Trong giây lát, nhập vào dòng xúc động tri ân cùng tiên tổ và những người đã khuất, ông bẰng lâng lâng trong những hoài niệm hư ảo, thóat trần. Nhưng ông chỉ ở trong dòng tình cảm trôi lững lờ đó trong giây phút. Quá khứ không cắt rời với hiện tại. Tổ tiên không tách rời với con cháu. Tất cả liên kết thành một mạch bền chặt thủy chung. Bởi vậy, ông lại trở về với những ngày đang sống, với những người đang sống, mắt ông bỗng cay xè". Có thể thấy, ông bằng là gạch nối giữa quá khứ với hiện tại của gia đình trong giây phút thiêng liêng ấy. Ông là kiểu nhân vật trong đạo đức gia đình.
Tóm lại, qua đọan trích "Mùa lá rụng trong vườn", Ma Văn Kháng đã khéo léo xây dựng kết cấu truyện hợp lý để giúp người đọc cảm nhận được nét đẹp tuyền thống gia đình của người Việt Nam để không đánh mất mình trước tác động của nền kinh tế thị trường, giúp mỗi người càng yêu thêm những nét đẹp trong tâm hồn người Hà thành. Truyện như một thước phim ngắn về một gia đình có truyền thống trọng đạo ân tình, tình nghĩa thủy chung son sắt.
Copyright © 2021 HOCTAP247