Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Thuốc - Lỗ Tấn Dàn ý Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Dàn ý Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích tác phẩm Thuốc của Lỗ Tấn

Hướng dẫn giải

- Tác giả: Lỗ Tấn là nhà văn cách mạng lỗi lạc của Trung Quốc đầu thế kỉ XX. Ông là một nhà văn tâm huyết, luôn chỉ ra cái “bệnh” của nhân dân để tìm ra phương thuốc chữa trị. Ông được tôn vinh là “linh hồn dân tộc”.

- Truyện ngắn Thuốc là hồi chuông cảnh báo căn bệnh ngu muội của người dân Trung Hoa đầu thế kỉ XX.

1.Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng bánh bao tẩm máu người

- Thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người mà người cha đã mua về cho Thuyên ăn:

    + Hiểu theo nghĩa đen: đó là chiếc bánh bao tẩm máu người dược cho là có thể chữa khỏi bệnh lao. Đây là một phương thuốc không có cơ sở khoa học, thậm chí lạc hậu, viển vông.

    + Thuốc ở đây còn là phương thuốc điều trị sự u mê, gia trưởng, lạc hậu về mặt khoa học, của nhân dân Trung Quốc lúc bấy giờ.

    + Thuốc ở đây còn là phương thuốc chữa căn bệnh u mê, lạc hậu về mặt chính trị của người dân, sự xa rời quần chúng của những người làm cách mạng.

- Như vậy, chiếc bánh bao tẩm máu không phải là thuốc chữa trị mà là thuốc đọc khiến cho những căn bệnh của người dân, người làm cách mạng trở nên trầm trọng hơn.

- Ngay từ nhan đề và hình tượng “bánh bao tẩm máu người” đã thể hiện nỗi đau của tác giả trước nỗi đau của dân tộc.

2. Cái chết của Hạ Du và thái độ của quần chúng

a. Cái chết của Hạ Du

- Hạ Du dược giới thiệu thông qua lời của các nhân vật khác:

    + Hạ Du là một chiến sĩ cách mạng tiee phong, dám xả thân vì nhân dân, vì nghĩa lớn.

    + Nhưng không ai đứng về phía anh, không ai hiểu việc làm của anh, kể cả mẹ mình. Anh đơn độc đổ máu vì quần chúng nhưng đổi lại, quần chúng lại lấy máu của chính anh để chữa bệnh lao.

- Nhận xét: Hạ Du là chiến sĩ cách mạng anh dũng nhưng cô đơn. Anh là biểu tượng của cuộc cách mạng Tân Hợi, cuộc cash mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến nhưng do xa rời quần chúng nên đã thất bại.

b. Thái độ của đám đông quần chúng trước cái chết

- Đám đông chen lấn nhau để xem hành hình chiến sĩ cách mạng Tử Du

- Khi trời sáng hẳn, ở quán trà của lão Hoa, cậu Năm Gù, cả Khang, người râu hoa râm, ... đều bàn tán về cái chết của Tử Du với thái đọ miệt thị, khinh bỉ.

- Nhận xét: có thể họ là đám đông mê muội, không hiểu biết về những vấn đề của đất nước, họ “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Lỗ Tấn nhận thấy chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần.

3. Cảnh hai bà mẹ thăm mộ con

- Thời gian nghệ thuật của truyện: cả Hạ Du và Thuyên đều mất vào mùa thu, đến mùa xuân năm sau, trong tiết thanh minh hai người mẹ đến thăm mộ. Cái chết của họ như những chiếc lá mùa thu rời cành để tích nhựa hi vọng. Thể hiện sự lạc quan của tác giả vào tương lai cách mạng, nhận thức nhân dân.

- Hình ảnh con đường mòn phân chia phần mộ thể hiện sự lạc hậu trong tập quán, suy nghĩ của người dân. Hai bà mẹ cùng bước trên con đường ấy thể hiện sự đồng cảm vì tình thương con.

- Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du: cho thấy đã có người đồng cảm, thấu hiểu Hạ Du, nghĩa là cuộc cách mạng vẫn còn hi vọng. Vòng hoa cũng là sự tiếc thương, trân trọng của Lỗ Tấn đối với người chiến sĩ cash mạng kiên cường.

- Khái quát nghệ thuật: cách viết cô đọng, súc tích, giàu hình ảnh mang tính biếu tượng,

- Qua tác phẩm, nhà văn đã chỉ ra căn bệnh ngu muội của người dân Trung Hoa lúc bấy giờ, nhưng vẫn đặt niềm tin vào tương lai: nhân dân sẽ thức tỉnh, hiểu cách mạng và đi theo cách mạng nhờ phương thuốc điều trị tâm hồn.

Copyright © 2021 HOCTAP247