Trang chủ Lớp 12 Soạn văn Lớp 12 SGK Cũ Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận ( tiếp theo ) - Soạn văn lớp 12

Soạn bài Diễn đạt trong văn nghị luận ( tiếp theo ) - Soạn văn lớp 12

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Xác định giọng điệu phù hợp trong văn nghị luận.

Bài tập 1

a) Hai đoạn trích đã nêu có đối tượng nghị luận và nội dung khác nhau:

- Đoạn 1: lên án, tố cáo tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta.

- Đoạn 2: nhận định về giá trị tư tưởng của thơ Hàn Mặc Tử.

  Tuy nhiên , hai đoạn trích này về giọng điệu có một điểm chung là khẳng định một cách hùng hồn, dứt khoát và trang nghiêm.

Còn diểm khác là*

- Đoạn 1 nhằm thể hiện thái độ căm thù trước tội ác của thực dân Pháp, tác giả dùng cách xưng hô, các câu ngắn có kết cấu cú pháp tương tự nhau.

- Đoạn 2 diễn dạt theo kiểu phản đè. Đầu tiên tác giả nêu ý kiến trái ngược rồi bác bỏ và nêu lên ý kiến cùa mình. Cách diễn đạt như thế tạo được một không khí đổi trao,đối thoại và biểu lộ sự khẳng định mạnh mẽ dứt khoát của người Việt. Cách xưng hô cũng khác trên. Ở đây xưng hô thân mật (anh).

b. Cơ sở chủ yếu tạo nên sự khác biệt về giọng điệu của lời văn trong những đoạn trích trên là:

-  Đối tượng nghị luận

-  Quan hệ giữa người viết với nội dung nghị luận khác nhau

-  Từ ngữ, từ xưng hô, các từ ngừ nêu nội dung đánh giá, nhận xét, cách sử dụng các kiểu câu.

Bài tập 2

  Giọng điệu của lời văn nghị luận trong đoạn 1 là giọng điệu hô hào, thúc giục. Tác giả thể hiện giọng điệu này bằng cách sử dụng câu khẳng định, dúi khoát, hô hào, thúc giục và biện pháp kết hợp nhiều kiểu câu, dùng kết hợp câu ngắn và câu dài một cách hợp lý.

  Giọng điệu của lời văn nghị luận trong đoạn 2 là giọng điệu giàu cảm xúc tác giả thể hiện giọng điệu này bằng cách sử dụng nhiều từ ngữ cảm xúc nhiều thành phần đồng chức năng, thành phần biệt lập (chủ ngữ)

Copyright © 2021 HOCTAP247