Câu 1 : Phân tích chủ nghĩa nhân đạo được thế hiện qua các tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt.
Dàn bài
1. Mở bài
- Bên cạnh các chủ đề ca ngợi cuộc sống mới, con người mới văn học cách mạng 1945, 1975 còn ca ngợi chủ đề nhân đạo chủ nghĩa
- Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt đã thể hiện một tư tưởng nhân đạo sâu sắc
- Thử phân tích vấn đề này để thấy những nét mới tích cực của văn học cách mạng.
2. Thân bài
a. Thế nào là chủ nghĩa nhân đạo trong văn học:
- Lòng yêu thương quý trọng con người, đề cao cá tính, hạnh phúc òí con người.
- Vì tự do, bình đẳng, công bằng cho mọi người mà lên án mọi bất công áp bức đối với con người.
b. Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài:
- Niềm cảm thông, thương xót đôi với những con người bất hạnh chịu số phận trâu ngựa (cha con Mị, A Phủ và lên án tố cáo ách thống trị bất nhân của bọn thông lí đối với phụ nữ và người làm trong nhà, đối với người lao động).
- Thái độ biểu hiện, trân trọng tin tưởng vào sức sống hồn nhiên tiềm tàng không sao dập tắt được của. Mị và A Phủ. Chính sức sống đó và lương tri đã khiến họ tự giải thoát mình và sau này được cách mạng nâng đỡ.
c. Chủ nghĩa nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.
- Lòng cảm thônng thấu hiểu niềm khét khao và khủt khao hạnh phúc gia đình của nhân vật nên đã xây dựng cuộc gặp gỡ, việc “nhặt vợ" đầy xúc động, cảm thông.
- Khẳng định niềm tin bất diệt vào cuộc sống, lòng ham sống mãnh liệt hơn cái chết đang chực chờ khắp nơi, trân trọng nâng niu những khát vọng tốt lành cùa những con người lao động nghèo khổ ngay trên bờ vực thẳm của cái chết.
- Niềm tin bất diệt vào cuộc sống, lòng ham sống đã hướng nhân vật về phía hành động cách mạng,
3. Kết bài
Dù mang sác thái khác nhau như Vợ chồng A Phủ, Vợ nhặt đều ngợi ca, khắng đình tình yêu cuộc sống, tố cáo mạnh mẽ những hành vi chà đạp lên cuộc sống con người.
- Tình thần nhân đạo đã hướng con người về phía tốt đẹp, lành mạnh cách mạng.
- Chủ nghĩa nhân đạo là một nội dung chủ yếu của văn học cách mạng 1945,1975.
Câu 2. Các tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi đều viết về chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của từng tác phẩm trong việc thể hiện chủ đề chung đó.
Trả lời:
a. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Trung Thành trong Rừng xà nu.
- Chọn một loại cây rất gần gũi với đời sống của đồng bào Tây Nguyên và xây dựng hình ảnh ấy thành biểu tượng đẹp đẽ, đặc sắc, tiêu biểu cho sức sống mãnh liệt và ý chí kiên cường, bất khuất của đồng bào Tây Nguyên trong công cuộc chống Mĩ cứu nước - hình tượng rừng xà nu. Miêu tả rừng xà nu thành một nền cảnh thiên nhiên hùng vĩ và tráng lệ cho cuộc chiến đấu anh hùng của dân làng Xô Man chống Mĩ, tô đậm chất sử thi hào hùng cho câu chuyện.
- Chọn cách thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước qua hình ảnh một tập thể nhân dân anh hùng, đó là dân làng Xô Man. Phát hiện ra vẻ đẹp riêng của từng con người trong thời kì chống Mĩ gắn với số phận, tính cách và phẩm chất của họ: cụ Mết (già làng), Dít (bí thư chi bộ), đặc biệt là Tnú.
- Chủ đề của truyện là chân lí của thời đại cách mạng: "Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo".
b. Những khám phá, sáng tạo của Nguyễn Thi trong Những đứa con trong gia đình.
- Chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong tác phẩm được thể hiện sắc nét trong truyền thống anh dũng, đáng tự hào của một gia đình. Tiêu biểu cho ý tưởng đó của tác giả là hình ảnh hai chị em Chiến và Việt.
- Chọn một gia đình để viết truyện, ý tưởng của nhà văn chính là để nói lên điều sâu xa: gia đình là tế bào của xã hội, một gia đình bình thường đã lần lượt như thế, thì cả miền Nam, cả nước sẽ như thế nào? Đó chính là sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng khi nó đã thấm sâu đến từng người dân, đặc biệt nó đầy ắp trong tim thế hệ trẻ.
- Nguyễn Thi rất hiểu con người miền Nam, đặc biệt là "kiểu người Út Tịch", sinh ra là để đánh giặc cứu nước, mà đã đánh giặc thì dũng cảm, gan góc không ai bằng. Vì thế, ông đã xây dựng rất thành công kiểu nhân vật đánh Mĩ trong gia đình, đặc biệt là Chiến và Việt.
• Câu 3
Phân tích tình huống truyộn trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.. của Nguyễn Minh Châu.
* Tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa”: tình huống nhận thức.
(+) Phát hiện thứ nhất - về cái tuyệt mĩ, tuyệt thiện:
- “Cảnh đắt trời cho”:
+ Hình ảnh chiếc thuyền thơ mộng, thanh bình xuất hiện giữa bầu sương mù trằng như sữa lại pha chút hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào.
+ Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im như tượng trên chiếc mui khum khum đang hướng mặt vào bờ.
-> Là bức họa diệu kỳ do thiên nhiên, cuộc sống ban tặng cho con người; là sản phẩm quý hiếm của hóa công mà trong đời người nghệ sĩ nhiếp ảnh nào cũng khao khát được chứng kiến.
- Cảm nhận của người nghệ sĩ:
+ Thấy rung động.
+ Thấy tâm hồn mình được thanh lọc, gột rửa.
+ Thấy hạnh phúc.
(+) Phát hiện thứ hai – về hiện thực cuộc sống:
- Sự thật kinh ngạc:
+ Đằng sau cái đẹp toàn mĩ là hiện thân của cái xấu, là hiện thực trần trụi: bước ra khỏi chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ là người đàn bà xấu xí trạc ngoài 40 tuổi, rỗ mặt…Đi sau người đàn bà là người đàn ông cao lớn, dữ dằn, tấm lưng rộng và cong như lưng của một chiếc thuyền…
+ Đằng sau cái đẹp được gọi là toàn thiện là hiện thân của cái ác, là cảnh tượng tàn nhẫn, điển hình của bạo lực gia đình: người đàn bà đi trước, người đàn ông lẳng lặng đi sau không nói câu nào…đột nhiên bỗng trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay,…, dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp lên người của người đàn bà, người đàn bà đứng im không chống trả, đứa bé chạy ra…
-> Cảm nhận của nghệ sĩ Phùng: “kinh ngạc đến thẫn thờ”, “mấy phút đầu cứ đứng há mồm ra mà nhìn”, “chết lặng”…
* Ý nghĩa của tình huống: Mang đến cho Phùng hững nhận thức về cuộc sống:
- Cuộc sống không hề đơn giản, xuôi chiều mà chứa đựng rất nhiều nghịch lý. Cuộc sống luôn tồn tại những điều tốt – xấu, thiện – ác.
- Đừng bao giờ nhầm lẫn hiện tượng và bản chất, đừng bao giờ nhầm lẫn giữa hình thức bề ngoài với nội dung thực chất bên trong, đừng vội đánh giá sự vật, con người ở dáng vẻ bên ngoài mà phải tìm hiểu thực chất bề sâu đằng sau vẻ ngoài ấy.
• Câu 4
Qua đoạn trích Ông già và biển cả của Hê-minh-uê, anh (chị) thấy chiến thắng của ông lão Xan-ti-a-gô đôi với con cá kiếm đã dược nhà văn miêu tà như thế nào?
Trong đoạn trích có hai thời điểm cần chú ý. Một là thời khoảng ông lão săn đuổi con cá kiếm. Hai là vào giây phút quyết định đâm chết được con cá. Ở thời điểm đầu trong cuộc sân đuổi, tuy đã mệt mỏi rã rời, nhưng ông lão cũng đã cố sức kéo con cá kiếm ép nó vào mạn thuyền mình. Tuy đã một lã đuối sức rồi nhưng ông vẫn gom hết sức tàn để cầm cự với con cá. Ở thời điểm sau vào lúc có tính quyết định, ông bỗng cố sức mạnh mới đủ để đâm chết con cá kiếm.
Ở thời chiến dấu, nhà vân theo lối tăng tiến mô tả sự việc lặp đi lặp lại với mức độ dần tăng, dột ông lão và con cá vào thế sóng đôi, mâu thuẫn với hình thức độc thoại nội tâm và đối thoại, con cá được coi như người bạn đáng nể trọng của ông già.
Ở thời điểm sau, nhà văn kết hợp miêu tả và trần thuật ngắn gọn cụ thể sinh động. Dưới ngòi bút của ông, con .cá đẹp lộng lảy. Ông lão vì kiếm sống dã phải hạ thủ nó nhưng vẫn xem nó là người bạn oai hùng đáng nể trọng. Như thế, con người vẫn luôn là bạn của thiên nhiên và lúc cần thiết, họ có thể chiến thắng thiên nhiên một cách vẻ vang.
Copyright © 2021 HOCTAP247