a) Để đo điện trở cỡ 2200 \(\Omega\) ta làm như sau:
- Vặn núm xoay ở giữa máy đến vị trí có chấm ghi 20K nằm ở khu vực có ghi kí hiệu \(\Omega\).
- Cắm hai đầu dây đo vào hai lỗ "COM" và "\(V/\Omega\)".
- Nhấn nút "ON/OFF" để mở máy.
- Dùng hai đầu dây đo chập sát vào hai đầu điện trở cần đo.
- Chờ cho kim đồng hồ ổn định rồi đọc giá trị.
- Giá trị hiển thị trên máy đo tính theo \(k \Omega.\)
- Sai số đo của máy tính gần đúng là 1%.
b) Để đo điện áp xoay chiều cỡ 12,5V ta làm như sau:
- Vặn núm xoay ở giữa máy đến vị trí có chấm ghi 20 nằm ở khu vực có ghi kí hiệu ACV.
- Cắm hai đầu dây đo vào hai lỗ "COM" và "\(V/\Omega\)".
- Nhấn nút "ON/OFF" để mở máy.
- Dùng hai đầu dây đo chập sát vào hai đầu đoạn mạch có điện áp cần đo.
- Chờ cho kim đồng hồ ổn định rồi đọc giá trị.
- Giá trị hiển thị trên máy đo tính theo V.
- Sai số đo của máy tính gần đúng là 1%.
c) Để đo cường độ dòng điện xoay chiều cỡ 50mA, ta làm như sau:
- Vặn núm xoay ở giữa máy đến vị trí có chấm ghi 20om nằm ở khu vực có ghi kí hiệu ACV.
- Cắm hai đầu dây đo vào hai lỗ "COM" và "A".
- Nhấn nút "ON/OFF" để mở máy.
- Tháo hở một đầu đoạn mạch.
- Dùng hai đầu dây đo chập sát vào hai đầu đoạn mạch có điện áp cần đo.
- Chờ cho kim đồng hồ ổn định rồi đọc giá trị.
- Giá trị hiển thị trên máy đo tính theo V.
- Sai số đo của máy tính gần đúng là 1%.
Chú ý: Chỉ đọc kết quả đo khi các chữ số đã ổn định, không còn nhấp nháy.
Copyright © 2021 HOCTAP247