Thí nghiệm Héc về hiện tượng quang điện:
Đặt một tấm kẽm đã được tích điện âm lên trên một điện nghiệm (tấm kẽm nối với điện cực của điện nghiệm) thì thấy hai lá kim loại của điện nghiệm xòe ra.
Chiếu một chùm ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm thì thấy hai lá kim loại của điện nghiệm cụp lại chứng tỏ tấm kẽm bị mất điện tích âm nghĩa là êlectron đã bị lật ra khỏi tấm kẽm.
Hiện tượng trên không xảy ra nếu:
- Ban đầu ta tích điện dương cho tấm kẽm.
- Hoặc chắn chùm tia ánh sáng hồ quang bằng một tấm thủy tinh.
Lí do mà hiện tượng không xảy ra là:
- Nếu ban đầu điện tích dương cho tấm kẽm thì tấm kẽm này đang thiếu êlectron. Khi chiếu chùm ánh sáng hồ quang vào tấm kẽm thì cũng có êlectron bị bật ra nhưng sẽ ngay lập tức bị tấm kẽm hút trở lại (Theo định luật Cu-lông: " Hai điện tích trái dấu hút nhau"). Do đó, điện tích của tấm kẽm không đổi. Hai lá kim loại của điện nghiệm vẫn tiếp tục xòe ra.
- Tia tử ngoại trong chùm hồ quang bị thủy tinh hấp thụ mạnh nên chùm ánh sáng đến được tấm kẽm chỉ là các bức xạ đơn sắc có bước sóng dài (các tia tử ngoại có bước sóng dài, ánh sáng thấy được, tia hồng ngoại). Điều này giúp khẳng định rằng hiện tượng êlectron bị bật ra khỏi tấm kẽm chỉ xảy ra với các bức xạ tử ngoại.
Copyright © 2021 HOCTAP247